viết phóng sự ngắn về ngày 20/11

2 câu trả lời

Hòa chung trong không khí tưng bừng, phấn khởi của cả nước hướng về kỷ niệm 36 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2021), Đoàn các trường học và các Liên đội trên địa bàn huyện Con Cuông tổ chức sôi nổi các hoạt động thể hiện sự tri ân của các thế hệ học trò đối với các thầy, cô giáo. Ngay từ đầu tháng 11, Đoàn các trường THPT, TTGDNN – GDTX và các Liên đội trên toàn huyện đã tổ chức phát động phong trào thi đua dạy tốt, học tốt thu hút đông đảo các em học sinh và giáo viên tham gia hưởng ứng như: Tuần học tốt, hoa điểm 10, lớp học thân thiện... song song với đó là phong trào thi đua giữa các lớp, thi đua vệ sinh sạch sẽ, thi viết báo tường, phấn đấu tuần học tốt, không có học sinh nghỉ học, không có học sinh vi phạm nội quy của nhà trường... Bên cạnh đó Đoàn các trường Trung học phổ thông và Trung cấp DTNT Nghệ An còn tổ chức sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao như: Tổ chức giải bóng đá, giải bóng chuyền, Hội thi văn nghệ, tổ chức các trò chơi dân gian, tổ chức lễ mít tinh … tạo không khí vui tươi, sôi nổi, phấn khởi trong toàn đoàn viên, học sinh. Thông qua hoạt động không những giáo dục cho học sinh về truyền thống lịch sử, lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, truyền thống "Tôn sư trọng đạo", "Uống nước nhớ nguồn", lòng biết ơn, sự kính trọng đối với các thế hệ thầy giáo, cô giáo mà còn tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, giúp các em phát huy tinh thần tập thể, rèn luyện đạo đức, thể lực và kỹ năng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Bạn xem được chưa nếu được cho mik 5 sao 1 tim nha❤️ Cảm ơn

Lại sắp đến ngày 20/11, bao cảm xúc chợt ùa về, đan xen niềm vui và không ít nỗi buồn. Trong dòng suy nghĩ, tôi ước ao có lại được những ngày 20/11 năm nào, khi con người sống và bày tỏ tình cảm với nhau chân thật hơn.

Dù là cành hoa, tấm thiệp hay những món quà nho nhỏ, đều xuất phát từ cái tâm mà không có sự toan tính hay ẩn nấp động cơ nào khác. Người biếu thành tâm, người nhận cũng vô tư, thoải mái và hạnh phúc vì mình được trân trọng, tôn vinh theo đúng nghĩa.

Từ sáng sớm ngày 20/11, trên các ngả đường, các em học sinh từ tiểu học đã đổ về khu tập thể nơi thầy cô ở để tặng quà. 

Những món quà quê rất đỗi bình thường nhưng sao mà thiêng liêng đến vậy. Trên tay, em cầm nhành hoa nhựa, bó hoa dại, tấm thiệp tự làm với những dòng chữ còn nguệch ngoạc cùng lời chúc ngây thơ nhưng đáng yêu vô cùng, có em xách bị khoai lang, trái  đu đủ, vài trái dừa… 

Các thầy cô dậy từ sớm, trang trí nhà cửa, nấu chè, chuẩn bị bánh kẹo để đón học sinh. Rồi cùng luộc khoai, chặt dừa, ăn chè, ăn bánh…các em vừa ăn, vừa dành phần mang về, rồi chọc ghẹo nhau, thưa gửi đủ chuyện, ồn ào nhưng thật ngộ nghĩnh và vui tươi. 

Dù buổi trưa, nhiều em vẫn không muốn về, thầy cô lại lo cơm nước, ăn rồi chơi đến chiều tối, cô trò mới chia tay. 

Ít năm sau, cũng cách tặng quà đã có phần khác, ngày càng ít dần đi những món quà quê “cây nhà lá vườn”, mà thay vào đó là những hộp quà được gói sẵn bán đầy ở chợ. 

Chúng tôi thường nói với nhau: 20/11 là dịp các cửa hàng tạp hóa quê tôi, thanh lý hàng tồn một cách hiệu quả nhất.
Bởi vì các cửa hàng, họ thường chọn những chai dầu gội, hộp kem đánh răng, sữa tắm…hết hạn, hoặc những mảnh vải cũ rích, lỗi thời, chẳng ai mua…gói sẵn thành từng món. 

Khoảng mươi mười lăm ngàn đến vài chục là có được gói quà trông rất bắt mắt.

Tới ngày, phụ huynh ra mua một hộp, cho con đem lên tặng cô thầy. Không nhận bị nói là cô chê quà ít, mà nhận cũng chẳng làm được gì. 

Khi mở hộp quà, đọc hạn sử dụng thường là quá đát. Nhiều cô thầy nhận quà xong, chất thành một góc trong phòng, cũng không buồn mở ra xem, rồi cho người này, người khác, đôi khi tìm cách cho lại các em. 

Phụ huynh mua cũng bị chính người bán lừa, chẳng lẽ giáo viên lại nói về giá trị những món quà đó hay sao. Vì thế, năm này, rồi đến năm khác, khi thấy học sinh mang hộp quà đến tặng, thầy cô lại …sợ và ước ao: Thà các em cứ tặng cho vài bông hoa nhựa hay tấm thiệp cũng vui hơn. 

Vài năm trở lại đây, cách tặng quà của phụ huynh cũng thiết thực và…thực dụng hơn, vì thế đã có nhiều chuyện buồn xảy ra. Quà tặng không còn là sự tri ân, lời cảm ơn chân thành như lời nói, lẫn khuất trong đó là sự “trao đổi ngầm” giữa người cho và người nhận. 

Nhiều phụ huynh cứ ngỡ, thầy cô nào cũng thích được tặng phong bì nên thường bỏ vào đó ít tiền, bọc vào cành hoa, đưa cho con, tặng cô giữa sân trường. 

Có học sinh vào lớp, cầm lên 50 nghìn để lên bàn cô nói: “Mẹ nói con lên nộp cô đấy”. Có em khi thấy cô gửi trả lại phong bì cho cha mẹ cứ nói mãi: “Tiền đấy cô ạ, hai trăm nghìn đồng đó”. 

Nghe trò nói, cô đắng lòng và tim đau thắt. Tiền thưởng của nhà trường cho mỗi thầy cô cũng chỉ được 100 nghìn, thì với phong bì của học sinh 200 nghìn đồng với chúng tôi đã là sang lắm. 
Nhưng không vì thế mà thầy cô cho phép mình bị xem thường. Đã rất nhiều người trả lại phong bì trước con mắt ngỡ ngàng của nhiều phụ huynh và sau đó, thầy cô nghe lại được những lời nhận xét không mấy tốt đẹp gì: “Đã nghèo lại còn sĩ diện hão”.

Có những món quà không có giá trị về vật chất nhưng lại đem đến niềm vui, niềm hạnh phúc rất lớn cho người nhận. 

Ngày 20/11, ngày tết, cô thầy có những cô cậu học trò cũ đến thăm hay chỉ là những tấm thiệp chúc mừng khi các em không có mặt, có niềm vui nào lớn hơn khi học trò cũ vẫn còn nhớ tới mình.

Lương tâm và trách nhiệm của một nhà giáo chân chính, thì không có món quà nào có thể sánh bằng sự tiến bộ hằng ngày của những học sinh mà mình đang hết lòng dạy dỗ.  

Xin đừng làm vẩn đục những tâm hồn trẻ thơ vì những toan tính của người lớn. Hãy để ngày 20/11 thực sự là những ngày vui, đúng nghĩa. Nếu mọi mối quan hệ lấy thước đo vật chất làm đầu, sẽ không bao giờ bền chặt.

Chúc bạn học tốt!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm