Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của a c về quan niệm " cống hiến hết mình , hưởng thụ tối đa " Giúp e vs ạ

2 câu trả lời

Lao động, cống hiến và hưởng thụ là quy luật bất biến của cuộc sống mà bất cứ cá nhân nào trong xã hội cũng cần nhận thức một cách rõ ràng. Khi con người cống hiến hết những năng lực và sự cố gắng, thành quả mà người ấy nhận được cũng sẽ xứng đáng với những gì mà người ấy bỏ ra. Nhận định về việc cống hiến và hưởng thụ, có ý kiến cho rằng “Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa”.

“Cống hiến” là việc đóng góp sức lực, những thứ quý giá của cá nhân, tập thể đối với sự nghiệp chung. “Hết mình” là toàn bộ sức lực, khả năng cũng như sự cố gắng của bản thân. “Hưởng thụ” là thu về, nhận về những thành quả mà mình tạo ra, “tối đa” là giới hạn cao nhất, nhiều nhất không thể nhiều hơn nữa.

Câu nói “Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa” đã đánh giá đúng vai trò của những cống hiến, người biết đóng góp, cống hiến hết mình cho công việc, cuộc đời sẽ được nhận lại tất cả những gì xứng đáng nhất; tận hiến sẽ tận hưởng. Câu nói không thể thể hiện phương châm sống tích cực của con người hiện đại mà còn thể hiện được tính đúng đắn của phương châm ấy trong mọi hoàn cảnh, mọi đối tượng.

Cống hiến hết mình là phương châm sống hiện đại tích cực, tốt đẹp mà con người cần học tập, tu dưỡng. Bất kể già trẻ, gái trai, thuộc bất cứ tầng lớp, đẳng cấp, nghề nghiệp nào nếu có ý thức mang hết khả năng, sự cố gắng của bản thân đóng góp cho công việc, sự nghiệp chung là vô cùng cao quý. Khi cống hiến hết sức có thể làm cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, trong xã hội nếu mọi người đều đồng lòng dốc sức cống hiến có thể gây dựng một đất nước giàu mạnh, văn minh.

Đó là những người nông dân không quản nắng mưa tích cực, hăng say lao động, đó là những người thợ gắng công để làm ra nhiều sản phẩm hữu ích, phục vụ nhân sinh….Biết cống hiến hết mình nghĩa là làm trọn nghĩa vụ của một con người trong xã hội, làm tròn nhiệm vụ của người con trong gia đình, người công dân với đất nước.

Hưởng thụ tối đa là việc tận hưởng những thành quả mà mình đã tạo ra. Sử dụng những thành quả mà mình đã tạo ra không hề xấu, đó là nhu cầu chính đáng của mỗi con người, bởi để đạt được thành quả thì người ấy cũng phải bỏ ra bao nhiêu công sức, tài lực. Tuy nhiên, phương châm hưởng thụ tối đa còn cần phụ thuộc vào từng bối cảnh, việc hưởng thụ cần phù hợp, tránh xa xỉ, vung phí tiền của. Theo quan niệm của tôi, cuộc sống sẽ thật sự ý nghĩa nếu ta biết cân bằng mọi thứ, trong đó có cả việc hưởng thụ, hãy đảm bảo mọi thứ phù hợp với nhu cầu, không nên vung tay cho những thứ xa xỉ không cần thiết bởi xung quanh chúng ta vẫn còn rất nhiều hoàn cảnh bất hạnh, những số phận đau khổ.

“Cống hiến hết mình” là phương châm sống hiện đại, tích cực cần được học tập và tu dưỡng, có ý thức loại bỏ cách sống ích kỉ, tham lam, vô văn hóa cùng lối sống vô độ, trác tán. Tuy nhiên trong cuộc sống cũng cần đề cao phương châm sống tiết kiệm, cần cân bằng được mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ đối.

DÀN Ý:

1. Mở bài

Dẫn dắt câu nói: Khi con người cống hiến hết những năng lực và sự cố gắng, thành quả mà người ấy nhận được cũng sẽ xứng đáng với những gì mà người ấy bỏ ra. Nhận định về việc cống hiến và hưởng thụ, có ý kiến cho rằng “Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa”.

2. Thân bài

– Cắt nghĩa từ:

+ “Cống hiến” là việc đóng góp sức lực, những thứ quý giá của cá nhân, tập thể đối với sự nghiệp chung. “Hết mình” là toàn bộ sức lực, khả năng cũng như sự cố gắng của bản thân.

+ “Hưởng thụ” là thu về, nhận về những thành quả mà mình tạo ra, “tối đa” là giới hạn cao nhất, nhiều nhất không thể nhiều hơn nữa.

–> Câu nói “Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa” đã đánh giá đúng vai trò của những cống hiến, người biết đóng góp, cống hiến hết mình cho công việc, cuộc đời sẽ được nhận lại tất cả những gì xứng đáng nhất;

– Cống hiến hết mình là phương châm sống hiện đại tích cực, tốt đẹp mà con người cần học tập, tu dưỡng.

– Khi cống hiến hết sức có thể làm cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, trong xã hội nếu mọi người đều đồng lòng dốc sức cống hiến có thể gây dựng một đất nước giàu mạnh, văn minh.

– Biết cống hiến hết mình nghĩa là làm trọn nghĩa vụ của một con người trong xã hội, làm tròn nhiệm vụ của người con trong gia đình, người công dân với đất nước.

– Hưởng thụ tối đa là việc tận hưởng những thành quả mà mình đã tạo ra.

–> Sử dụng những thành quả mà mình đã tạo ra không hề xấu, đó là nhu cầu chính đáng của mỗi con người, bởi để đạt được thành quả thì người ấy cũng phải bỏ ra bao nhiêu công sức, tài lực.

– Phương châm hưởng thụ tối đa còn cần phụ thuộc vào từng bối cảnh, việc hưởng thụ cần phù hợp, tránh xa xỉ, vung phí tiền của.

3. Kết bài

“Cống hiến hết mình” là phương châm sống hiện đại, tích cực cần được học tập và tu dưỡng, có ý thức loại bỏ cách sống ích kỉ, tham lam, vô văn hóa cùng lối sống vô độ, trác tán.

Lao động, cống hiến và hưởng thụ là quy luật bất biến của cuộc sống mà bất cứ cá nhân nào trong xã hội cũng cần nhận thức một cách rõ ràng. Khi con người cống hiến hết những năng lực và sự cố gắng, thành quả mà người ấy nhận được cũng sẽ xứng đáng với những gì mà người ấy bỏ ra. Nhận định về việc cống hiến và hưởng thụ, có ý kiến cho rằng “Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa”.

“Cống hiến” là việc đóng góp sức lực, những thứ quý giá của cá nhân, tập thể đối với sự nghiệp chung. “Hết mình” là toàn bộ sức lực, khả năng cũng như sự cố gắng của bản thân. “Hưởng thụ” là thu về, nhận về những thành quả mà mình tạo ra, “tối đa” là giới hạn cao nhất, nhiều nhất không thể nhiều hơn nữa.

Câu nói “Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa” đã đánh giá đúng vai trò của những cống hiến, người biết đóng góp, cống hiến hết mình cho công việc, cuộc đời sẽ được nhận lại tất cả những gì xứng đáng nhất; tận hiến sẽ tận hưởng. Câu nói không thể thể hiện phương châm sống tích cực của con người hiện đại mà còn thể hiện được tính đúng đắn của phương châm ấy trong mọi hoàn cảnh, mọi đối tượng.

Cống hiến hết mình là phương châm sống hiện đại tích cực, tốt đẹp mà con người cần học tập, tu dưỡng. Bất kể già trẻ, gái trai, thuộc bất cứ tầng lớp, đẳng cấp, nghề nghiệp nào nếu có ý thức mang hết khả năng, sự cố gắng của bản thân đóng góp cho công việc, sự nghiệp chung là vô cùng cao quý. Khi cống hiến hết sức có thể làm cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, trong xã hội nếu mọi người đều đồng lòng dốc sức cống hiến có thể gây dựng một đất nước giàu mạnh, văn minh.

Đó là những người nông dân không quản nắng mưa tích cực, hăng say lao động, đó là những người thợ gắng công để làm ra nhiều sản phẩm hữu ích, phục vụ nhân sinh….Biết cống hiến hết mình nghĩa là làm trọn nghĩa vụ của một con người trong xã hội, làm tròn nhiệm vụ của người con trong gia đình, người công dân với đất nước.

Hưởng thụ tối đa là việc tận hưởng những thành quả mà mình đã tạo ra. Sử dụng những thành quả mà mình đã tạo ra không hề xấu, đó là nhu cầu chính đáng của mỗi con người, bởi để đạt được thành quả thì người ấy cũng phải bỏ ra bao nhiêu công sức, tài lực. Tuy nhiên, phương châm hưởng thụ tối đa còn cần phụ thuộc vào từng bối cảnh, việc hưởng thụ cần phù hợp, tránh xa xỉ, vung phí tiền của. Theo quan niệm của tôi, cuộc sống sẽ thật sự ý nghĩa nếu ta biết cân bằng mọi thứ, trong đó có cả việc hưởng thụ, hãy đảm bảo mọi thứ phù hợp với nhu cầu, không nên vung tay cho những thứ xa xỉ không cần thiết bởi xung quanh chúng ta vẫn còn rất nhiều hoàn cảnh bất hạnh, những số phận đau khổ.

“Cống hiến hết mình” là phương châm sống hiện đại, tích cực cần được học tập và tu dưỡng, có ý thức loại bỏ cách sống ích kỉ, tham lam, vô văn hóa cùng lối sống vô độ, trác tán. Tuy nhiên trong cuộc sống cũng cần đề cao phương châm sống tiết kiệm, cần cân bằng được mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ đối.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm