Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của về vẻ đẹp thiên nhiên miền Tây Bắc trong Tây Tiến quá 2 câu thơ: " Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời"
2 câu trả lời
Bài làm
Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài đồng thười cũng là một trong những nhà thơ của nên thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ "Tây Tiến" là một trong những bài thơ hay, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc của nhà thơ. Bài thơ đã khắc họa nỗi nhớ về vùng đất Tây Bắc và đồng đội Tây Tiến khi nhà thơ chuyển sang đơn vị khác, rời xa những cảnh vật, con người quen thuộc nơi đây. Trong đó, hai câu thơ: " Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm / Heo hút cồn mây súng ngửi trời" đã làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên miền Tây Bắc vừa dữ dội, khắc nghiệt vừa thơ mộng, trữ tình. Những con dốc không chỉ gập ghềnh, khúc khuỷu mà nó còn như dài vô tận, thăm thẳm mãi xa. Bằng cách sử dụng từ láy "khúc khuỷu", "thăm thẳm", Quang Dũng đã cho đọc giả thấy được địa hình hoạt động của đoàn binh Tây Tiên gian khổ, khó khăn và hiểm nguy luôn rình rập. Tính từ "heo hút" còn cho thấy một không gian vắng lặng, chỉ có mây trời và đất. Bên cạnh đó, bằng biện pháp nhân hóa "súng ngửi trời", nhà thơ đã khắc họa lên vẻ đẹp người lính dù hoàn cảnh có gian nan, trắc trở bao nhiêu thì những người lính vẫn giương cao cây súng, sẵn sàng tinh thần đấu tranh chống quân thù. Như vậy, chỉ qua hai câu thơ, Quang Dũng đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên đầy khắc nghiệt với những con dốc gập ghềnh, dài vô tận như thử thách những ai đi qua, đồng thời đây cũng là một bức tranh lãng mạn, thơ mộng hiện lên với người lính quyết tâm, giàu tinh thần chiến thắng giặc ngoại xâm.
Câu thơ "Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm"Dường như được viết ra theo từng bước chân của người lính, dốc lên được bao nhiêu thì xuống bao nhiêu.Từ láy"Khúc khuỷu,thăm thẳm ,heo hút" đã diễn tả 1 cách đắc địa sự hiểm trở của núi rừng,những chặng đường hàng quân của người lính Tây Tiến.Quang Dũng đã khéo léo sử dụng từ" thăm thẳm" mà không dùng từ "chót vót" bởi chót vót người ta còn có thể cảm nhận và thấy được bề sâu của nó, nhưng "thăm thẳm "thì khó có ai có thể hình dung được nó sâu đến thế nào. Câu thơ 7 chữ thì có tới 5 thanh Trắc gợi nên cảm giác gập ghềnh trắc trở. Chặng đường hành Quân càng thêm gian khó vì núi cao chạm đến mây" HEO HÚT CỒN MÂY SÚNG NGỬI TRỜI".Từ ngữ trong thơ Quang Dũng vừa ngộ nghĩnh,lại vừa đậm chất lính.Mây nổi thành cồn heo hút, người lính trèo lên đỉnh núi cao như đi trong mây ,súng chiếu lên trời.