Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến của cô phi an nan trong bản thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống aids.

2 câu trả lời

Đại dịch AIDS hay căn bệnh thế kỷ vẫn luôn là nỗi ám ảnh kinh hoàng và là mối nguy hiểm cận kề đối với xã hội loài người. Trên thế giới mọi quốc gia, vùng lãnh thổ và tất cả mọi người đều cố gắng và nỗ lực hết sức để ngăn chặn căn bệnh cực kỳ nguy hiểm này. Vào ngày Thế giới phòng chống AIDS 1-12-2003, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đương thời Cô - phi An - Nan đã viết: "Trong thế giới khốc liệt của AIDS không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết". Thông điệp đó chính là lời nhắn gửi, cảnh báo tới xã hội loài người về thái độ của chúng ta đối với đại dịch AIDS, nhấn mạnh việc không được im lặng, phân biệt đối xử đối với người bị AIDS.

AIDS vẫn đang tồn tại và có lẽ trong số chúng ta, không ai lại không biết ít nhiều về nó. Thật đáng tiếc khi chúng ta vẫn phải nói về AIDS với nhau như thế này, nhưng tôi tin rằng sẽ có một ngày không xa chúng ta có thể hoàn toàn lãng quên đi AIDS khi chúng ta tìm được cách tiêu diệt nó. AIDS - viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Acquired Immunodeficiency Syndrome" nói đến hội chứng suy giảm miễn dịch ở người hay bệnh tê liệt khả năng đề kháng của con người, virus suy giảm miễn dịch ở người HIV chính là nguyên nhân gây ra AIDS. Trong thông điệp của Cô - phi An - Nan, khái niệm "chúng ta" được hiểu là toàn bộ những người nằm ngoài căn bệnh AIDS, hoàn toàn không và chưa mắc bệnh AIDS, còn khái niệm "họ" biểu thị cho những người đã và đang không may bị mắc AIDS. Sự im lặng mà Co - phi An - Nan không muốn chúng tồn tại đó chính là sự thiếu công khai, thiếu minh bạch và che giấu bệnh AIDS; im lặng còn là sự xa lánh, kỳ thị và phân biệt đối xử với người bệnh AIDS.

Thông điệp của Cô - phi An - Nan mang ý nghĩa khẳng định sự nguy hiểm của AIDS và sự nguy hiểm đó sẽ càng nhân lên nếu chúng ta im lặng. Ông nói AIDS là một thế giới khốc liệt, quả thực rất khó để hình dung được sự khốc liệt của nó đang hoành hành trên thế giới này, theo WHO cho tới năm 2016 đã có tới 35 triệu người nhiễm HIV và 1,5 người chết do AIDS. Riêng ở Việt Nam, AIDS vẫn không ngừng lây lan, gia tăng bởi tình trạng tiêm chích ma túy và tình dục không an toàn, Bộ Y tế cho biết tháng 9 năm 2018, cả nước có gần 7500 trường hợp mới nhiễm HIV và 2500 người đang chuyển sang AIDS, 1436 trường hợp tử vong. Sự đáng sợ của AIDS chính từ hậu quả mà chúng mang lại, từ sức khỏe giảm sút, nguy hiểm tính mạng đến thiệt hại của cải vật chất, suy đồi đạo đức và cản trở sự phát triển xã hội.

đúng ko bn

A. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề

- Dẫn dắt vấn đề

B. Thân bài:

1.Giải thích:

- AIDS là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh, nghĩa là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (còn gọi là bệnh liệt kháng hoặc SIDA).

-> AIDS là đại dịch vô cùng nguy hiểm, là thảm họa của loài người. Nếu không tích cực phòng chống, AIDS sẽ gõ cửa từng nhà và đưa loài người đến chỗ diệt vong.

2. Phân tích, chứng minh:

- AIDS là thế giới khốc liệt.

- Thực trạng của bệnh dịch AIDS

- Những hậu quả của căn bệnh AIDS để lại:

+ Tuổi thọ bị giảm sút nghiêm trọng, thiệt hại về tính mạng.

+ Thiệt hại về của cải vật chất.

+ Băng hoại các giá trị đạo đức.

+ Ngăn cản sự phát triển của xã hội.

-> AIDS là một thế giới khốc liệt, là thảm họa đưa loài người đến chỗ diệt vong.

- Khi mọi người không lên tiếng về đại dịch AIDS thì tốc độ lây lan càng nhanh hơn.

- Khi mọi người có thái độ kì thị, phân biệt đối xử về đại dịch AIDS sẽ tạo thành hàng rào ngăn cách đối với người nhiễm bệnh.

3. Bài học nhận thức và hành động:

- Nhận thức sự nguy hiểm của đại dịch AIDS trước cuộc sống của nhân loại

- Giải pháp để đẩy lùi đại dịch:

+ Mọi người cần công khai lên tiếng về AIDS.

+ Các quốc gia, tổ chức phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự chính trị và hành động thực tế.

+ Đầu tư ngân sách cho việc phòng chống AIDS.

+ Các tổ chức từ gia đình đến các cơ quan, đoàn thể phải giúp đỡ họ hòa nhập cộng đồng.

C. Kết bài:

- Đánh giá chung

- Suy nghĩ của bản thân.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hôm má đã xám đen lại. Thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm nằm trước, A Sử trói Mị. Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mặt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đệm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biệt đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. Trong nhà tối bung. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủđương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cặt nủ dầy mây. A Phủ thờ phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đen lúc gỡ được hết dây trời ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc..... (Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, NXBGD Việt Nam, 2010) Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên để thấy biến đổi tâm trạng của nhân vật. Từ đó, hãy chỉ ra giá trị nhân đạo của tác phẩm.

3 lượt xem
1 đáp án
1 ngày trước