Viết một bài văn ngắn nêu cảm nhận của anh chị khi đọc đoạn thơ "không ai chôn cất tiếng đàn....long lanh trong đáy giếng"

2 câu trả lời


     Trong thế hệ nhà thơ thời kháng chiến chống Mỹ, Thanh Thảo được coi là một nhà thơ có nhiều cách tân trong thơ Việt. Ông luôn tìm kiếm những cách diễn đat mới qua hình thức câu thơ tự do đào sâu vào cái tôi nội cảm. Tác phẩm tiêu biểu của Thanh Thảo là bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca. Bài thơ nằm trong tập thơ Khối vuông rubic – là một trong những sáng tác tiêu biểu cho tư duy thơ Thanh Thảo. Đặc biệt trong bài thơ này, đoạn thơ mang đậm chất tượng trưng siêu thực:

Không ai chôn cất tiếng đàn

Tiếng đàn như cỏ mọc hoang

Giọt nước mắt vầng trăng

Long lanh trong đáy giếng

     Bài thơ "Đàn ghi ta của lor-ca" là câu chuyện của người nhạc sĩ, kịch gia, nhà thơ nổi tiếng của xứ Tây Ban Nha. Ông chính là Lor-ca anh dũng một mình đứng lên chống lại rất nhiều thế lực để có thể đem đến những cách tân mới mẻ cho nền nghệ thuật nước nhà. Cũng chính bởi sự chiến đấu lẻ loi, đơn độc không cân sức ấy mà Lor-ca nhận lấy cái chết thê thảm. Thế nhưng những sáng tác của ông, những tác phẩm của ông lại không bao giờ tàn lụi. Bốn câu thơ thể hiện được sức sống mạnh mẽ của Lor-ca trong lòng người đọc và thể hiện sức sống mãnh liệt của nghệ thuật Lor-ca.

    Hình ảnh hoán dụ: không ai chôn cất tiếng đàn và hình ảnh so sánh tiếng đàn như cỏ mọc hoang gợi sự thương cảm về cái chết thê thảm của nhà thơ chiến sĩ trong tay bọn phát xít, khi đất nước còn chìm trong sự thống trị dã man của chúng.

    Đặc biệt hình ảnh giọt nước mắt vầng trăng là một hình tượng thơ siêu thực đa nghĩa bắt nguồn từ một sự việc thực: Kẻ thù sau bắn nhà thơ đã vứt xác ông xuống giếng để phi tang. Nếu sử dụng bút pháp hiện thực thì chỉ diễn tả được đau thương và tội ác nhưng Thanh Thảo muốn nói nhiều hơn: tình thương, sự cao cả, sự tỏa sáng. Nước mắt vầng trăng là nước mắt thương tiếc vầng trăng hay nước mắt sáng đẹp và vĩnh cữu vầng trăng? Có lẽ là cả hai. Giếng nước, nơi kẻ thù vứt xác ông, lại là nơi sáng long lanh, tâm hồn ông như có vầng trăng soi vào, sự dập vùi chuyển hoá thành thăng hoa, sự thê thảm chuyển hóa thành sự tôn vinh. Và đó là chiến thắng, là sự bất tử của người anh hùng.

    Khổ thơ đã hội tụ được cả cái chết bi thảm và tiếng đàn kì diệu của Lor­ca. Nhưng hình tượng thơ sáng tạo, cách tân đã ca ngợi được tiếng đàn bất tử của người nghệ sĩ Tây Ban Nha, để nói lên một chân lí: nghệ thuật của nhân dân sẽ trường tồn vĩnh cửu.




Mở bài: Giới thiệu về đoạn thơ: “Không ai chôn… Long lanh trong đáy giếng”

Trong thế hệ nhà thơ thời kháng chiến chống Mỹ, Thanh Thảo được coi là một nhà thơ có nhiều cách tân trong thơ Việt. Ông luôn tìm kiếm những cách diễn đat mới qua hình thức câu thơ tự do đào sâu vào cái tôi nội cảm. Tác phẩm tiêu biểu của Thanh Thảo là bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca. Bài thơ nằm trong tập thơ Khối vuông rubic – là một trong những sáng tác tiêu biểu cho tư duy thơ Thanh Thảo. Đặc biệt trong bài thơ này, đoạn thơ “Không ai chôn cất tiếng đàn/…/Long lanh trong đáy giếng” là một đoạn thơ mang đậm chất tượng trưng siêu thực.

Thân bài: Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ: “Không ai chôn… Long lanh trong đáy giếng”

Xem thêm:  Suy nghĩ gì về tấm lòng hiếu học của nhân dân Việt Nam

Bài thơ Đàn ghi ta của lor-ca là câu chuyện của người nhạc sĩ, kịch gia, nhà thơ nổi tiếng của xứ Tây Ban Nha. Ông chính là Lor-ca anh dũng một mình đứng lên chống lại rất nhiều thế lực để có thể đem đến những cách tân mới mẻ cho nền nghệ thuật nước nhà. Cũng chính bởi sự chiến đấu lẻ loi, đơn độc không cân sức ấy mà Lor-ca nhận lấy cái chết thê thảm. Thế nhưng những sáng tác của ông, những tác phẩm của ông lại không bao giờ tàn lụi. Bốn câu thơ thể hiện được sức sống mạnh mẽ của Lor-ca trong lòng người đọc và thể hiện sức sống mãnh liệt của nghệ thuật Lor-ca.

Hai câu thơ đầu đoạn thể hiện được sức sống của Lor-ca trong lòng người và sức sống nghệ thuật của ông không bao giờ bị tàn lụi:

Không ai chôn cất tiếng đàn

Tiếng đàn như cỏ mọc hoang

“tiếng đàn” là hình ảnh biểu trưng cho nghệ thuật của thiên tài Lor-ca. “Không ai chôn cất tiếng đàn” có thể hiểu theo nhiều cách. Ở đây ta có thể hiểu rằng nghệ thuật của Lor-ca cho đến tận bây giờ vẫn không ai có thể sánh nổi, vì thế người ta vẫn nhớ đến ông với những cách tân mới mẻ cho nghệ thuật, chưa ai có thể vượt qua trình độ của Lor-ca để chôn nền nghệ thuật của ông hoặc không ai dám chôn cất tiếng đàn nghệ thuật ấy bởi sự ngưỡng mộ đối với ông hay không có gì có thể vùi lấp được nghệ thuật tài ba của Lor-ca. Dù hiểu theo cách nào thì ta cũng có thể thấy rằng với những cách tân mới mẻ trong nghệ thuật của mình sức sống của những tác phẩm của Lor-ca sẽ không bao giờ được chôn cất theo số phận của người làm ra nó. Nghệ thuật ấy sẽ mãi mãi sống trên cõi đời này, người nghệ sĩ Lor-ca ấy có thể chết về mặt thể xác nhưng linh hồn của ông vẫn sống mãi trong lòng người đọc. Tiếng đàn ấy, nghệ thuật ấy giống như cỏ mọc hoang, dù cho có bão tố, dù cho mưa dập bão vùi thì nó vẫn cứ vươn lên sống mạnh mẽ.

Nếu như hai câu thơ đầu thể hiện được sức sống mãnh liệt của người nghệ sĩ và nghệ thuật của mình thì sang hai câu thơ cuối, ta thấy được cái chết bi thảm của Lor-ca và niềm xót thường của tác giả nói riêng và của người đọc nói chung cho số phận của một con người ta hoa:

Giọt nước mắt vầng trăng

Long lanh trong đáy giếng

Hình ảnh “giọt nước mắt” thể hiện niềm xót thương vô hạn của tác giả và người yêu mến Lor-ca trước cái chết bi thảm của ông. “vầng trăng” cũng là một hình ảnh để biểu tượng cho nghệ thuật. Hai hình ảnh này vừa mang ý nghĩa thực lại vừa mang ý nghĩa tượng trưng. Giọt nước mắt tiếc thương cho số phận người nghệ sĩ lại vừa thể hiện sự tiếc thương cho nghệ thuật với những cách tân mới mẻ không còn ai tiếp bước. Hai câu thơ cũng gợi cho ta thấy cái chết của Lor-ca khi bị bọn phát xít đem vất thi thể của ông xuống đáy giếng. Người thì đã không còn thế nhưng nghệ thuật kia vẫn long lanh tỏa sáng dù ở bất cứ nơi nào bầu trời xanh hay dưới đáy giếng, ở nơi thấp hay nơi cao.

Kết bài: Bài văn nêu cảm nhận của anh chị về đoạn thơ: “Không ai chôn… Long lanh trong đáy giếng”

Như vậy có thể thấy lời di nguyện của Lor-ca khi chết “Khi tốt chết hãy chôn tôi với cây đàn” không được thực hiện. Sức sống của nghệ thuật Lor-ca giống như cỏ mọc hoang bên đường dù phong ba bão táp vẫn vươn lên sống mạnh mẽ. đoạn thơ thể hiện được nét đặc sắc nghệ thuật tượng trưng siêu thực của Thanh Thảo. Có thể nói đây là bốn câu thơ hay trong cả một bài thơ hay.

Tham khảo nhé.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm