Viết mở bài và khái quát bài Tây tiến

2 câu trả lời

Văn học Cách mạng luôn là mảng đề tài lớn thu hút bút lực của các nhà thơ, nhà văn. Hình tượng người lính trong văn học Cách mạng hiện lên đẹp, ấn tượng, đậm nét hơn cả với bạn đọc. Đó là những con người mang theo ý chí, quyết tâm dựng xây, chiến đấu để bảo vệ quê hương, đất nước. Nhà thơ Quang Dũng cũng chung mạch dòng cảm xúc tự hào, ngợi ca và đã viết lên hùng ca "Tây Tiến". Tây Tiến đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc.

Tây Tiến là thi phẩm độc đáo của Quang Dũng hay cũng là của văn học Việt Nam thời kì chống PHáp. Là một người lính thuộc binh đoàn Tây TIến, hơn ai hết, Quang Dũng trân trọng, thấu hiểu vô cùng những gian nan, cực nhọc cùng cả tinh thần, ý chí của anh bộ đội cụ Hồ. Tây TIến là đoàn binh được thành lập năm 1947 với lực lượng phần đông là sinh viên, học sinh Hà Thành hoa lệ. Họ lên đường vì tiếng gọi của tổ quốc với nhiệm vụ bảo vệ biên giới Việt Lào. Gắn bó và yêu quý vô cùng những người đồng đội nhưng Quang Dũng phải chuyển sang một đơn vị bộ đội khác vào năm 1948. Cũng trong thời gian đó, tại Phù Lưu Chanh, ông đã viết bài thơ Tây Tiến với tất cả nỗi nhớ thương da diết của mình. 

 MB : Chiến tranh đã qua đi nhưng những dấu ấn tàn tro của nó thì vẫn còn mãi , nhất là trong thơ văn Việt Nam . Tiêu biểu là bài thơ  " Tây Tiến " của nhà thơ Quang Dũng đã xây dựng lên một tượng đài bất tự về hình ảnh của những người lính can trường trong Cách mạng, khiến họ mãi trường tồn theo tháng năm. 

Khái quát : Tác phẩm lấy tên gọi từ trung đoàn Tây Tiến được thành lập năm 1947 có địa bàn hoạt động rộng tại Hòa Bình , Sơn La , Thanh Hóa , Sầm Nứa .  Năm 1947 , Quang Dũng gia nhập quân đoàn Tây Tiến với tư cách  là đại đội trưởng. Bản thân là một người bộ đội nên hơn ai hết , Quang Dũng vô cùng đồng cảm , thấu hiểu cho sự thống khổ , khó khăn của chiến tranh dành cho những người lính cũng như vô cùng trân trọng hai tiếng " đồng chí " , trân trọng những người cùng chung lí tưởng , cùng kề vai sát cánh bên ông những lúc gian nguy này . Chính vì vậy , đến cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển về đơn vị mới, nhớ đơn vị cũ, ông đã viết bài thơ tại Phù Lưu Chanh ( Hà Tây ) , ông đã viết bài thơ với tất cả nỗi niềm và tấm lòng của mình với tên gọi ban đầu là "  Nhớ Tây Tiến " .

Câu hỏi trong lớp Xem thêm