Viết mở bài và kết bài của (bài Thương Vợ) giúp mình với các bạn ơi.

1 câu trả lời

Mở Bài:Trần Tế Xương (1870 - 1907) thường gọi là Tú Xương, quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định (nay là phố hàng Nâu, thành phố Nam Định). Ông có cá tính rất phóng túng nên dù có tài nhưng thi đến tám lần chỉ đỗ tú tài. Tú Xương sông vào giai đoạn giao thời, giữa lúc xã hội phong kiến chuyển thành xã hội thực dân nửa phong kiến. Nam Định là nơi diễn ra cuộc sống ấy sớm và khá tập trung. Đó chính là hiện thực mà Tú Xương đã phản ánh rất sinh động và sắc nét trong một tiếng thơ trào phúng đặc sắc, với tiếng cười vỗ mặt sâu cay. Bên cạnh đó, ông còn có những bài thơ trữ tình đằm thắm mà tiêu biểu là bài Thương vợ viết về người bạn đời hiền thục, tần tảo của mình. Cũng như Nguyễn Khuyến, Tú Xương có công phát triển tiếng Việt văn học, Việt hóa thể thơ Đường luật thêm một bước dài, góp phần đổi mới nghệ thuật dân tộc. Ông để lại hơn 100 bài thơ đều bằng tiếng Việt. Thương vợ được viết khoảng 1896 - 1897. Nhà thơ có đến mấy bài thơ viết về vợ. Bà là Phạm Thị Mẫn, quê ở Hải Dương, là người vợ hiền thục, đảm đang tần tảo, rất mực yêu chồng thương con, biết trọng tài năng cá tính của ông. Vì vậy, Tú Xương rất nể và thương quý vợ. Bài thơ thể hiện được cả hai mặt của thơ Tú Xương: ân tình và hóm hỉnh.

Kết bài: Bài thơ “Thương vợ” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú. Ngôn ngữ thơ bình dị như là tiếng nói đời thường nơi “mom sông” của những người buôn bán nhỏ, cách đây một thế kỉ. Các chi tiết nghệ thuật chọn lọc vừa cá thể (bà Tú với “năm con, một chồng”) vừa khái quát sâu sắc (người phụ nữ ngày xưa). Hình tượng thơ hàm súc, gợi cảm: thương vợ, thương mình, buồn về gia cảnh thêm nỗi đau đời. “Thương vợ’” là bài thơ trữ tình đặc sắc của Tú Xương nói về người vợ, người phụ nữ ngày xưa với bao đức tính tốt đẹp, hình ảnh bà Tú được nói đến trong bài thơ rất gần gũi với người mẹ, người chị trong mỗi gia đình Việt Nam.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm