viết hết 6 công thức giải rublik

1 câu trả lời

1. GIẢI MÃ CÁC CẠNH TRẮNG

Chúng ta đã biết rằng các miếng trung tâm là cố định và chúng quyết định màu sắc của mỗi mặt. Đây là vì sao chúng ta phải giải các miếng cạnh màu trắng đồng thời chú ý đến các mặt giữa.

Việc giải các cạnh trắng mang tính trực giác và khá dễ dàng bởi vì bạn không phải tập trung lên quá nhiều miếng ghép đã xếp đúng. Trong hầu hết các trường hợp, bạn chỉ đơn thuần xoay miếng ghép đến đúng vị trí của nó.

Đây là một vài ví dụ yêu cầu thêm một số động tác.

U' R' U F'↩-+▶0/4U'R'UF'

Áp dụng thuật toán ngắn này khi miếng ghép ở đúng vị trí (cạnh FU), nhưng nhầm hướng.

F' R' D' R F2↩-+▶0/5F'R'D'RF2

Làm thuật toán này khi bạn không thể đơn thuần xoay cạnh mặt trước tới vị trí của nó bởi vì nó sẽ bị nhầm hướng.

R' D' R F2↩-+▶0/4R'D'RF2

Thuật toán để giải cạnh trắng khi nó nhầm hướng tại tầng giữa.

2. GIẢI MÃ CÁC GÓC TRẮNG

Giờ các cạnh trắng đã được xếp đúng, chúng ta phải sửa các góc trắng để hoàn tất mặt đầu tiên.

Khối lập phương sẽ trông như trên sau khi chúng ta hoàn tất bước này.

Đây là một giai đoạn dễ dàng nữa khi mà bạn không phải ghi nhớ bất kỳ thuật toán nào, chỉ cần theo trực giác của bạn.

Nếu bạn gặp khó khăn khi giải các góc trắng, đây là một mẹo dễ dàng mà bạn luôn có thể áp dụng, bạn chỉ phải nhớ một thuật toán ngắn và lặp lại nó cho đến khi miếng ghép được xếp đúng:

R'D'RD

Đưa miếng góc xuống bên dưới vị trí đúng của nó (góc Trước-Phải-Trên) và lặp lại thuật toán bên trên cho đến khi góc trắng vào vị trí theo đúng hướng. Thuật toán này di chuyển miếng ghép đi lại giữa các điểm được tô tối màu, luôn thay đổi hướng.

Mẹo R' D' R D luôn có tác dụng nhưng yêu cầu quá nhiều bước thừa thãi. Đây là những thuật toán ngắn hơn:

F D F'↩-+▶0/3FDF'R' D2 R D R' D' R↩-+▶0/7R'D2RDR'D'R»3. TẦNG GIỮA

Giờ chúng ta đã hoàn tất mặt trắng, hãy lật ngược khối lập phương bởi vì chúng ta không cần nhìn mặt đã xếp đúng nữa.

Cho đến bước này, cách giải là đơn giản và trực quan nhưng đây là nơi mà hầu hết mọi người đều bí bởi vì thuật toán được dùng để giải tầng thứ hai cần quá nhiều bước để tiên đoán.

Chúng ta phải học hai thuật toán đối xứng nhau. Thuật toán bên phải di chuyển miếng cạnh từ vị trí Trước-Trên tới Trước-Phải trong khi thuật toán bên trái di chuyển miếng ghép tới vị trí Trước-Trái.

 

TRÁIU' L' U L U F U' F'↩-+▶0/8U'L'ULUFU'F'PHẢIU R U' R' U' F' U F↩-+▶0/8URU'R'U'F'UF

Khi không có miếng cạnh nào để chèn vào tầng giữa, bạn sẽ phải thực hiện thuật toán hai lần để đánh bật miếng ghép ra ở bước đầu tiên.

URU'R'U'F'UF - U2 - URU'R'U'F'UF»4. CHỮ THẬP TRÊN

Ở bước thứ tư, chúng ta muốn hình thành một chữ thập vàng tại mặt trên khối lập phương. Đừng lo nếu màu các mặt bên không khớp với màu trung tâm các mặt đó bởi vì chúng ta sẽ di chuyển các miếng ghép tới vị trí cuối cùng của chúng ở bước tiếp theo.

 

»»»

Ở bước này, khi tất cả các miếng cạnh khác đã được giải, ngoại trừ các miếng màu vàng, bạn sẽ có những kiểu sau ở mặt trên khối lập phương. Sử dụng thuật toán để hoán chuyển sang trạng thái tiếp theo cho đến khi bạn có được hình chữ thập.

FRUR'U'F'

  • Dấu chấm – Chúng ta cần áp dụng công thức ba lần khi tất cả các cạnh mặt trên nhầm hướng và chỉ có miếng trung tâm màu vàng ở mặt trên. Đảm bảo bạn đổi hướng lại khối lập phương trong tay sau giai đoạn đầu tiên bởi vì hình chữ "L" sẽ lộn ngược.
  • Hình chữ "L" – Bạn chỉ cách mục tiêu có hai thuật toán nữa. Đảm bảo các cạnh sau và trái là các cạnh màu vàng như được mô tả.
    (Có một lối tắt để nhảy từ hình chữ "L" đến hình chữ thập chỉ trong một bước, giảm thiểu thời gian giải mã: F U R U' R' F').
  • Đường thẳng – Thực hiện thuật toán một lần duy nhất và bạn đã hoàn tất.
  • Chữ thập – Chữ thập đã hoàn chỉnh, bạn có thể chuyển sang bước tiếp theo!

 

»5. TRÁO ĐỔI VỊ TRÍ CÁC CẠNH TẦNG CUỐI CÙNG

Chúng ta có hình chữ thập ở mặt trên nhưng mặt bên các cạnh màu vàng chưa khớp với màu sắc của mặt bên đó. Chúng ta cần đặt chúng vào vị trí cuối cùng.

Để làm việc này, chúng ta dùng một thuật toán để tráo đổi các cạnh liền kề, Trước-Trên và Trái-Trên.

RUR'URU2R'UR U R' U R U2 R' U↩-+▶0/8

Trong một số trường hợp phải đảo vị trí hai miếng đối diện, việc đó cần được thực hiện trong hai bước.
Thực hiện thuật toán một lần, rồi xoay khối lập phương để đảm bảo bạn đang thay đổi đúng những miếng ghép ở lượt thứ hai.

 

»6. ĐỊNH VỊ CÁC GÓC TẦNG CUỐI CÙNG

Chúng ta đã hầu như giải xong khối Rubik. Chỉ còn lại những góc vàng mà chúng ta sẽ xử lý trong hai bước. Đầu tiên chúng ta phải định vị chúng và sẽ định hướng chúng ở bước tiếp theo.

URU'L'UR'U'L

Thuật toán này luân chuyển những góc được đánh số ở hình bên trên, trong khi góc Trước-Phải-Trên, được đánh dấu "OK" giữ nguyên vị trí.

U R U' L' U R' U' L↩-+▶0/8

Khi bạn giải đến bước này, hãy tìm một miếng góc ở đúng vị trí. Nếu tìm được một miếng như vậy, hãy định hướng lại khối lập phương trong tay sao cho đây là vị trí OK và thực hiện công thức. Trong một số trường hợp bạn phải áp dụng nó hai lần.

Nếu không có góc vàng nào ở đúng vị trí, hãy làm thuật toán để sắp xếp lại chúng và xem lại bởi vì chắc chắn lần này phải có một góc đúng.

Một sự thật thú vị là ở bước này số miếng ghép nằm đúng vị trí chỉ có thể là 0, 1 hoặc 4.

»

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm