Viết đoạn văn ngắn( khoảng 3-5 câu) Kể lại diễn biến tâm trạng của ông Hai khi tin đồn về làng Chợ Dầu được cải chính. Trong đoạn văn có yếu tố nghị luận ( đọc kĩ đề và làm đúng giúp mình)
2 câu trả lời
Chính Cách mạng tháng Tám đã làm thay đổi con người ông, từ sau khoá bình dân học vụ, ông đã biết đọc, biết viết và quan trọng hơn, ông đã có nhận thức về kháng chiến, về Đảng, Bác Hồ. Ở nơi tản cư, ông trở nên bận rộn hơn và đường như lúc nào ông cũng làm việc quan trọng: ông vào phòng thông tin nghe đọc báo, ngồi nói chuyện với mọi người. Tâm trạng ông lúc nào cũng vui mừng, náo nức, nhất là khi nghe tin đột kích. Chúng ta có thể nhận thấy tình yêu làng của người nông dân như ông Hai đã trở thành tình yêu đất nước, Tổ quốc.
Có lẽ sau khi đọc truyện Làng, ai cũng bị ấn tượng bởi tình yêu làng của ông Hai. Đó là một tình yêu sâu nặng, chân thành. Một tình yêu mộc mạc mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp ở mọi người dân quê Việt Nam. Nhưng đặc biệt ở chỗ, tình yêu làng ở ông Hai trở thành niềm say mê, hãnh diện, thể hiện rõ ở thói quen “khoe làng” của ông.
`#` `Tranhoang40860`
Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, ông Hai đau đớn tủi hổ vô cùng. Tác giả đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trước cái tin dữ đó. Thoạt đầu, nghe được tin đột ngột từ người đàn bà tản cư nói ra, ông Hai bàng hoàng đến sững sờ. "Cổ họng ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng như không thở được". "Ông snh ra nghi ngờ, cố chưa tin vào cái tin ấy. Nhưng những người tản cư đã kể rành rọt quá làm ông không thể không tin". Từ lúc ấy, tâm trạng ông Hai bị ám ảnh, ray rứt với mặc cảm là kẻ phản bội. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông cúi gằm mặt xuống mà đi. Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, tủi thân khi nhìn đàn con. "nước mắt ông lão cứ giàn ra". "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?" Ông giận lây và trách cứ những người trong làng phản bội. Tủi thân, ông Hai thương con, thương dân làng chợ Dầu, thương thân mình phải mang tiếng là dân lang Việt gian. Suốt mấy ngày hôm sau, ông Hai không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở xó nhà, nghe ngóng binh tình bên ngoài. Ông sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, xấu hổ và nhục nhã. Cứ thoáng nghe thấy Tây, Việt gian, cam-nhông là ông lại "lủi ra một góc nhà nín thít". Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời tâm sự với đứa con út. Qua lời tâm sự với con, chúng ta thấy rõ 1 tình cảm sâu nặng và bền chặt với cái làng chợ Dầu, 1 tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng của con người ông Hai. Tình cảm đó là sâu nặng và thiêng liêng.