viết đoạn văn nêu cr nghĩ của em sau khi học xong bài thơ Viếng Lăng Bác . trong đó có sử dụng 1 thành phần phụ chú ( gạch chân , ghi rõ tên )

2 câu trả lời

Trong các bài thơ viết về Bác Hồ, Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một bài thơ đặc sắc, gây cho em nhiều xúc động nhất. Bao trùm toàn bài thơ là niềm thương cảm vô hạn, lòng kính yêu và biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ vĩ đại.

Câu thơ mở đầu "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác" như một lời nói nghẹn ngào của đứa con đi xa trở về thăm viếng hương hồn Bác Hồ kính yêu. Tình cảm ấy là tình cảm chung của đồng bào và chiến sĩ miền Nam đối với lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Nhà thơ đứng lặng đi, trầm ngâm từ phía xa nhìn lăng Bác. Hàng tre để lại cho anh nhiều cảm xúc và liên tưởng thấm thía. Màu tre xanh thân thuộc của làng quê Việt Nam luôn luôn gắn bó với tâm hồn của Bác. Bác đã "đi xa" nhưng tâm hồn Bác vẫn gắn bó thiết tha với quê hương xứ sở. Cây tre đã được nhân hóa như biểu tượng ca ngợi dáng đứng của con người Việt Nam: kiên cường, bất khuất, mộc mạc, thanh cao... Hình ảnh cây tre trong lời thơ của Viễn Phương biểu thị niềm tự hào dân tộc  mỗi chúng ta cũng cảm nhận sâu sắc về phẩm chất cao quý của Bác Hồ cũng như của con người Việt Nam trong bốn nghìn năm lịch sử.

mỗi chúng ta cũng cảm nhận  :  giải thích thêm cho 

@namkhang08

Trong các bài thơ viết về Bác Hồ, Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một bài thơ đặc sắc, gây cho em nhiều xúc động nhất. Bao trùm toàn bài thơ là niềm thương cảm vô hạn, lòng kính yêu và biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ vĩ đại.

Câu thơ mở đầu "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác" như một lời nói nghẹn ngào của đứa con đi xa trở về thăm viếng hương hồn Bác Hồ kính yêu. Tình cảm ấy là tình cảm chung của đồng bào và chiến sĩ miền Nam đối với lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Nhà thơ đứng lặng đi, trầm ngâm từ phía xa nhìn lăng Bác. Hàng tre để lại cho anh nhiều cảm xúc và liên tưởng thấm thía. Màu tre xanh thân thuộc của làng quê Việt Nam luôn luôn gắn bó với tâm hồn của Bác. Bác đã "đi xa" nhưng tâm hồn Bác vẫn gắn bó thiết tha với quê hương xứ sở. Cây tre đã được nhân hóa như biểu tượng ca ngợi dáng đứng của con người Việt Nam: kiên cường, bất khuất, mộc mạc, thanh cao... Hình ảnh cây tre trong lời thơ của Viễn Phương biểu thị niềm tự hào dân tộc làm cho mỗi chúng ta cảm nhận sâu sắc về phẩm chất cao quý của Bác Hồ cũng như của con người Việt Nam trong bốn nghìn năm lịch sử.

Xin hay nhất

Câu hỏi trong lớp Xem thêm