viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng-phân-hợp làm rõ cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng trong đoạn thơ trên. Đoạn văn có sử dụng phép lặp để liên kết và câu ghép ( gạch chân ,chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép lặp và một câu ghép

2 câu trả lời

Bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu là một bài thơ hay viết về đề tài người lính. Người đọc ấn tượng về vẻ đẹp của cơ sở hình thành tình đống chí, mà người đọc còn ấn tượng về cuộc sống nơi quân ngũ. Tình đồng chí đồng đội của những người lính cụ Hồ thời chống Pháp được hình thành trên những cơ sở: cùng hoàn cảnh xuất thân, cùng chung nhiệm vụ, lí tưởng và cùng những gian khổ của cuộc kháng chiến. Trước tiên là cùng hoàn cảnh xuất thân. Các anh đều từ những vùng quê nghèo trên khắp mọi miền đất nước. Quê anh là "nước mặn đồng chua" gợi đến miền quê chiêm chũng nhiễm mặn, khó canh tác. Nên cuộc sống của người dân nơi rất vất vả và nghèo khổ. Còn quê "tôi" cũng chẳng kém gì quê anh "đất cày lên sỏi đá" ,gợi đến vùng trung du, đồi núi , đất cằn cỗi. Nhưng vì cùng chung nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc mà chúng ta từ xa lạ thành quen nhau, gắn bó như hình với bóng. Ban ngày thì chia nhau những gian khổ hiểm nguy của cuộc chiến đấu. Ban ngày cùng chia sẻ nỗi gian nguy của cuộc chiến, đêm đến thì chung nhau tấm chăn, qua tâm sự người lính càng hiểu nhau, càng cảm thông với nhau. Vì vậy, từ xa lạ các anh đã thành "tri kỉ", hiểu thấu lòng nhau. Và sẵn sàng sống chết vì nhau. Bên cạnh đó các anh còn chung lí tưởng mang lại độc lập, tự do cho dân tộc. Từ đó một tình cảm mới mẻ, thiêng liêng và ngày càng bền chặt đó là tình đồng chí. "Đồng chí" vang lên như một lời khẳng định, một tiếng gọi tha thiết thốt lên từ đáy lòng, là kết tinh cao độ của tình bạn, tình người. Ngay điều đó đã chứng tỏ một tình đồng chí thật keo sơn, gắn bó.

Câu ghép: Người đọc ấn tượng về vẻ đẹp của cơ sở hình thành tình đống chí, mà người đọc còn ấn tượng về cuộc sống nơi quân ngũ.

Bài làm:Bla bla
     Bảy câu thơ đầu của bài thơ "đồng chí" đã cho ta thấy tình đồng chí được hình thành trên cơ sở: Đồng giai cấp, đồng lý tưởng nhiệm vụ và chung chia gian khổ. Tình đồng chí được bắt nguồn sâu xa từ hoàn cảnh xuất thân, cùng chung cảnh ngộ và giai cấp của những người lính. Tác giả đã sử dụng hình ảnh sóng đôi kết hợp thành ngữ đã giúp người đọc hình dung được miền quê của những người lính. Những miền quê cằn cỗi đến "cày lên sỏi đá" hay cả "nước mặn, đồng chua".Tình đồng chí của các anh bộ đội Trường Sơn.Chân dung người lính hiện lên chân thực, giản dị với tình đồng chí cao đẹp. Băng qua  Chính vì họ cùng xuất thân từ những vùng quê khó khăn, vất vả nên họ hiểu nhau hơn, đồng cảm với nhau, cảm thông và chia sẻ với nhau những khó khăn gian khổ. Họ còn chung lòng yêu nước, chung lý tưởng sống, nhiệm vụ và gắn bó với nhau trong tình người cảm động. Họ thực chất là những người xa lạ nhưng nhờ cùng chung nhiệm vụ, mục đích bảo vệ tổ quốc, lòng căm thù giặc sâu sắc đã đưa họ đến với nhau. "Anh với tôi" đã trở thành những người tri kỉ luôn sát cánh bên nhau như những khối liên kết bền chặt không thể tách rời. Chính cuộc sống thiếu thốn, gian khổ của chiến trường đã xích họ lại gần nhau để làm nên mối tình tri kỉ ấy. Tất cả đã kết tinh thành tình đồng chí cao đẹp. Hai tiếng "đồng chí" là câu đặc biệt thốt lên từ sâu thẳm trái tim người lính. Câu thơ như một bản lề khép lại cơ sở hình thành tình đồng chí và mở ra một tình đồng chí thiêng liêng, cao đẹp. Câu thơ thứ bảy ngắn gọn mà ngân vang, giản dị mà thiêng liêng. Đây cũng là lời tri ân của nhà thơ với những người đồng đội của mình về cơ sở hình thành tình đồng chí
- phép lặp:Tình đồng chí của các anh bộ đội Trường Sơn.Chân dung người lính hiện lên chân thực, giản dị với tình đồng chí cao đẹp.( lặp 2 từ đồng chí )
- Câu ghép: "Anh với tôi" đã trở thành những người tri kỉ luôn sát cánh bên nhau như những khối liên kết bền chặt không thể tách rời
                                     Chúc bạn học tốt ^^

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
1 lượt xem
1 đáp án
2 phút trước