Viết đoạn văn khoảng 12-15 câu phân tích đoạn thơ trên để làm rõ những suy ngẫm của người cháu về bà bếp lửa . Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép và lời dẫn trực tiếp ( chú thích )

2 câu trả lời

Trong bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt có hai hình ảnh thơ xuyên suốt bài thơ và luôn đan xen vào nhau. Đó là hình ảnh bếp lửa và hình ảnh người bà. Khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa. Trong kí ức tuổi thơ của người cháu nhỏ, bà và bếp lửa là hai hình ảnh không thể tách rời. Nhắc đến bà là nghĩ đến những “lận đận đời bà biết mấy nắng mưa" nhưng bà vẫn tảo tần thay con nuôi dạy cháu. Dù những năm đói nghèo cực nhọc “đói mòn đói mỏi” hay những tháng năm cách mạng bùng lên bà vẫn sớm sớm chiều chiều “bếp lửa bà nhen” để lo cho cháu cái ăn, cái mặc... Bếp lửa ấy mang lại những tia sáng thẩn kì biết mấy: “ấp iu nồng đượm”, “nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi”, “nhóm nồi xôi gạo mới thổi chung vui”, “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”,... Bếp lửa không còn là bếp lửa hiểu theo nghĩa đen mà đã được chuyển nghĩa đề trở thành biểu tượng của yêu thương, của sẻ chia và che chở. Đó là biểu tượng thiêng liêng về cuộc đời người bà thân yêu trong trái tim cháu. Chính bởi những điều đó, bếp lửa và bà trở thành hai hình ảnh thơ độc đáo, có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời.

 Với cảm xúc tinh tế và giọng điệu tâm tình, mượt mà sâu lắng thiết tha thơ Bằng Viết thường khai thác những kỉ niệm thời thơ ấu mà bếp lửa là một trong những tác phẩm tiêu biểu gợi ca tình cảm bà cháu. Bài thơ được ra đời vào năm  khi cuộc kháng chiến cách mạng chống Mĩ diễn ra ác liệt ở miền Nam. Nỗi nhớ nhà nhớ quê hương đất nước được dồn nén lại qua những dòng thơ về bên bếp lửa. Những kỉ niệm tuổi thơ và về người bà yêu quý của mình. Những tình cảm đáng quý của người bà dành cho người cháu được thể hiện rõ những câu thơ.

Bếp lửa bà nhóm lên mà sớm mai là nhóm lên trong lòng người cháu những tình cảm thiêng liêng cao cả. Nếu hình ảnh người bà trong "Tiếng gà trưa" được Xuân Quỳnh được miêu tả bằng động từ "khum" được thể hiện rõ trong câu thơ .

Thì hình ảnh người bà của Bằng Việt lại được tán hiện bằng một động từ " nhóm" với biện pháp tu từ điệp ngữ Bằng Viết đã khái quát lên một chân lí rất bồi hồi xúc động với tấm lừng cò cỏn con theo năm tháng. Bà nhóm bên bếp lửa là nhóm lên trong tâm hồn người cháu. Những tình cảm cao đẹp thắp sáng bồi đắp trong tâm hồn người cháu tình cảm gia đình gắn bó, thiết tha sâu nặng là tình làng nghĩa xóm gắn bó đoàn kết sum vầy, là tình thần tương thân tương ái, là tình yêu thương quê hương đất nước thiêng liêng và cao cả.