Viết đoạn văn diễn dịch phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân kể từ khi nghe tin làngmình theo giặc đoạn văn có sử dụng câu bị động và thán từ
1 câu trả lời
Khi nghe tin làng mình theo giặc, nhân vật ông Hai đã có những biến đổi lớn trong tâm trạng. Lúc đầu mới nghe tin dữ, ông Hai đột ngột sững sờ: “ cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng như không thở được”. Trên đường về nhà ông thật xấu hổ nên ông đã “cúi gằm mặt xuống mà đi”. Về đến nhà “ông nằm vật ra giường, nước mắt giàn ra “ bởi ông cảm thấy đau đớn, tủi nhục. Những ngày sau đó, cái tin dữ ấy trở thành nỗi ám ảnh trong ông, khiến ông mặc cảm không dám bước ra khỏi nhà. Kim Lân đã miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật một cách chân thực và sinh động. Qua đó, ta hiểu được tâm trạng đau đớn, tủi nhục của ông Hai khi danh dự làng Dầu và danh dự của ông bị chà đạp. Càng yên lặng, ông càng xót xa đau đớn. Điều đó chứng tỏ tình yêu làng của ông hai thật mãnh liệt. Ấn tượng hơn cả là cuộc đấu tranh nội tâm của ông Hai xảy ra khi gia đình ông xảy ra khi gia đình ông bị mụ chủ nhà đuổi đi, không cho người làng Việt gian ở: về làng hay không về làng. Ông Hai cứ trăn trở, day dứt. Lời nói của ông Hai chân tình biết mấy: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Như vậy, ông đã đặt tình cảm yêu nước lên trên tình cảm yêu làng. Với quyết định đó, ta hiểu ông Hai đã có sự nhận thức, đặt tình cảm rộng lớn lên trên tình yêu thương cá nhân. Cuộc trò chuyện của ông hai với đứa con xoay quanh hai vấn đề: làng Chợ Dầu và cách mạng. Những câu trả lời của đứa con như củng cố niềm tin nơi ông . " khẳng định tấm lòng trung thành mọi cách mạng, kháng chiến, cụ Hồ. Ta hiểu tình cảm yêu làng, yêu nước của ông Hai đã hòa quyện, thống nhất với nhau không thể tách rời. Hình thức ngôn ngữ đối thoại và độc thoại, độc thoại nội tâm đã làm nổi bật tính cách và thế giới nội tâm của ông Hai.