viết đoạn văn dài bằng tiếng anh xog dịch ra tiếng việt lun . đề là hãy kể một bộ phim hay bài hát hay nghệ sĩ mà bạn tâm đắc nhất( tâm đặc nghĩa là thích nhất á

2 câu trả lời

Van Cao (full name is Nguyen Van Cao, born November 15, 1923 – died July 10, 1995) was a Vietnamese musician, painter, poet, and patriotic soldier. He is the author of the song "Tien quan ca" - the official national anthem of the Democratic Republic of Vietnam, now the Socialist Republic of Vietnam, and he is also one of the most influential musicians. of Vietnamese New Music. He is widely regarded by experts and the music-loving public as one of the three most prominent musicians of Vietnamese modern music in the twentieth century, along with Pham Duy and Trinh Cong Son.

Belonging to the pioneering generation of musicians, Van Cao joined the Dong Vong group, composing lyrical and romantic songs such as Ben Xuan, Suoi Mo, Thien Thai, Truong Chi,... quickly becoming one of the faces. the most prominent pioneer of the romantic movement in the history of Vietnamese music, especially leaving his pioneering imprints in Vietnamese new music. After joining the Viet Minh, Van Cao mainly wrote about many heroic songs such as Tien Quan Ca, Song Lo Truong Ca, Tien To Hanoi, etc., so he became a typical musician. of resistance music. After the event of Humanity - Giai Phong, Van Cao had to study politics. Except for Tien Quan Ca, all of his songs, like other pre-war songs, were not circulated in the North. It was not until the late 1980s that these songs were circulated again.

Considered by many to be a model of genius in the history of Vietnamese art, Van Cao's diverse artistic talents with a high synthesis between literature (poetry) - music - painting have soon had great achievements. sudden achievement at the age of eighteen and twenty. Without a really formal, intensive training in both music and painting, Van Cao's achievements in these two fields can be said to stem mainly from his inherent artistic genius ( In the words of music researcher Nguyen Thuy Kha, "Van Cao is God-given"). He is considered by many to be a rare phenomenon in the development history of Vietnamese culture - where the "flow" of an individual's creativity has a "confluence" throughout the three branches of music-painting. -poetry in nearly all of his diverse compositions. Summarizing Van Cao's artistic career, many people often refer to him as a multi-talented artist who likes to "travel" through different artistic "fields".Although he did not stick with any of them continuously for too long, for any "regions" he passed through, Van Cao also left a mark of many pioneering creations - opening the way for those who want to be in the world. come after him. As contemporary musician Pham Duy has repeatedly confirmed, his songwriting career has been greatly influenced by the revelations (professionally) and encouragement (spiritual) from Van Cao, as a musician. Pham Duy's confidant and artistic friend. Although Van Cao's compositions (especially in music and poetry) are generally not very rich in quantity, in terms of quality they have a directional influence and lay the foundation for the development of life. Modern Vietnamese art. Some typical examples are his particularly important role in shaping the genre of love songs, epics (in which revolutionary music is prominent) and epics in music as well as epic genres. in modern Vietnamese poetry. However, Van Cao's contributions to poetry and painting for various reasons are much less mentioned than his musical achievements.

As one of the most talented people in the history of Vietnamese art and literature, from his childhood in Hai Phong, he was a person with a tendency to be closed, contemplative, and rarely revealed himself in front of the crowd. After the events of Humanity - Stage at the end of the 1950s, he tended to live more and more isolated and lonely even though he always had his family (especially his wife) and a number of close friends and artists as support. until the last years of life. Unlike the traditional concept of actors and actresses, Van Cao's life has little romantic contact with women because, as he once confided in a documentary about himself, "I I am a person who always fails in love, this failure is because I am not good at how I deal with women, and with beautiful people I am more confused, I am not good at it. When I can never speak to people, I will only speak in poetry."

In 1996, a year after his death, Van Cao was awarded the Ho Chi Minh Prize in the first awarding session. He was also awarded the First-class Resistance Order, the third-class Independence Order, the first-class Independence Medal, and the Ho Chi Minh Order.[18] His name is also given to many beautiful streets in Hanoi, Ho Chi Minh City, Hai Phong, Hue, Da Nang, Nam Dinh,...

dịch

Văn Cao (tên đầy đủ là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15 tháng 11 năm 1923 – mất ngày 10 tháng 7 năm 1995) là một nhạc sĩ, họa sĩ, thi sĩ, chiến sĩ biệt động ái quốc người Việt Nam. Ông là tác giả của ca khúc Tiến quân ca  quốc ca chính thức của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời ông cũng là một trong những nhạc sĩ có sức ảnh hưởng lớn nhất của nền Tân nhạc Việt Nam. Ông được giới chuyên môn và công chúng yêu nhạc đánh giá một cách rộng rãi là một trong ba nhạc sĩ nổi bật nhất của nền âm nhạc hiện đại Việt Nam trong thế kỷ XX, cùng với Phạm Duy, Trịnh Công Sơn.

Thuộc thế hệ nhạc sĩ tiên phong, Văn Cao tham gia nhóm Đồng Vọng, sáng tác các ca khúc trữ tình lãng mạn như Bến xuân, Suối mơ, Thiên Thai, Trương Chi,... nhanh chóng trở thành một trong những gương mặt tiên phong, nổi bật nhất của trào lưu lãng mạn trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, đặc biệt là để lại những dấu ấn mang tính khai phá của ông trong tân nhạc Việt. Sau khi gia nhập Việt Minh, Văn Cao chủ yếu viết về nhiều ca khúc mang âm hưởng hào hùng như Tiến quân ca, Trường ca Sông Lô, Tiến về Hà Nội,... vì vậy ông đã trở thành một nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc kháng chiến. Sau sự kiện Nhân văn – Giai phẩm, Văn Cao phải đi học tập chính trị. Trừ Tiến quân ca, tất cả những ca khúc của ông cũng giống như các nhạc phẩm tiền chiến khác không được lưu hành ở miền Bắc. Đến cuối thập niên 1980, những nhạc phẩm này mới được lưu hành trở lại.

Được nhiều người xem là một hình mẫu thiên tài trong lịch sử văn nghệ Việt Nam, tài năng nghệ thuật đa dạng mang tính tổng hợp cao giữa văn chương (thi ca) - âm nhạc - hội họa của Văn Cao đã sớm có những thành tựu đột khởi ngay từ độ tuổi mười tám đôi mươi. Không được đào tạo một cách thực sự chính quy, chuyên sâu cả về âm nhạc  hội họa, những thành tựu của Văn Cao trong hai lĩnh vực này có thể nói là bắt nguồn chủ yếu từ thiên năng nghệ thuật sẵn có của ông (nói theo lời của nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Thụy Kha thì "Văn Cao là trời cho"). Ông được nhiều người xem là một hiện tượng hiếm có trong lịch sử phát triển của văn hóa Việt Nam – ở nơi "dòng chảy" của sáng tạo cá nhân một con người có sự "hợp lưu" xuyên suốt của ba nhánh nhạc-họa-thơ trong gần như toàn bộ những sáng tác đa dạng của ông. Tổng kết về sự nghiệp văn nghệ của Văn Cao, nhiều người thường nhắc đến ông như một nghệ sĩ đa tài, thích "lãng du" qua những "địa hạt" (lĩnh vực) nghệ thuật khác nhau. Dù không gắn bó liên tục quá lâu với một địa hạt nào trong số đó nhưng đối với những "miền" nào ông đã bước qua thì Văn Cao cũng đều lưu dấu không ít sáng tạo mang tính khai phá - mở lối dành cho những người đến sau ông. Như nhạc sĩ Phạm Duy sinh thời đã nhiều lần xác nhận, sự nghiệp sáng tác của ông chịu một ảnh hưởng lớn từ những khai mở (về chuyên môn) và khích lệ (về tinh thần) từ Văn Cao, với tư cách là một người bạn văn nghệ tri kỷ của Phạm Duy. Dù những sáng tác của Văn Cao (đặc biệt là về âm nhạc và thơ ca) nói chung không thực dồi dào về số lượng nhưng về mặt chất lượng chúng có ảnh hưởng mang tính định hướng và đặt nền cho sự phát triển của đời sống văn nghệ Việt Nam hiện đại. Một số ví dụ điển hình là vai trò đặc biệt quan trọng của ông trong sự định hình của thể loại tình ca, hùng ca (trong đó nổi bật là dòng nhạc cách mạng) và trường ca trong âm nhạc cũng như thể loại trường ca trong thơ hiện đại Việt Nam. Tuy nhiên những đóng góp về thơ ca và hội họa của Văn Cao vì nhiều lý do khác nhau mà ít được nhắc tới hơn rất nhiều so với những thành tựu trong âm nhạc của ông.

Là một người tài hoa vào loại bậc nhất trong lịch sử văn nghệ Việt Nam, nhưng ngay từ thời còn niên thiếu ở Hải Phòng ông đã là một người có thiên hướng khép kín, trầm tư, ít bộc lộ bản thân trước đám đông. Sau biến cố Nhân văn – Giai phẩm cuối thập niên 1950, ông lại càng có xu hướng sống khép kín và cô độc hơn mặc dù luôn có gia đình (đặc biệt là vợ ông) và một số bạn văn nghệ thân quen làm chỗ dựa cho đến những năm cuối đời. Khác với quan niệm truyền thống xưa nay về tài tử và giai nhân, cuộc đời của Văn Cao ít có những tiếp xúc mang tính lãng mạn với phái nữ vì như ông từng bộc bạch trong một cuốn phim tài liệu về mình rằng, "Tôi là một cái người luôn luôn thất bại về tình yêu, cái thất bại này là bởi vì tôi là người không giỏi về cách tôi giao lưu với những người đàn bà, mà lại đối với những người đẹp tôi lại càng bối rối, tôi không bao giờ nói được với người ta, thì tôi bèn nói trong thơ thôi."

Năm 1996, một năm sau khi mất, Văn Cao được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh trong đợt trao giải đầu tiên. Ông cũng đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huân chương Độc lập hạng ba, Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Hồ Chí Minh. Tên ông cũng được đặt cho nhiều con phố đẹp ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định,...vvvvv

em gửi anh(chị) bài = hình ảnh đc ko ạ