Viết đoạn văn cảm nhận về 6 câu cuối trong đoạn trích Cảnh Ngày Xuân của Nguyễn Du. Tà tà bóng ngả về tây, Chị em thơ thẩn dang tay ra về. Bước dần theo ngọn tiểu khê, Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh. Nao nao dòng nước uống quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắt ngang.

2 câu trả lời

Ở sáu câu cuối của bài thơ,đại thi hào Nguyễn Du đã tạo nên một khung cảnh hết sức thơ mộng và đẹp đẽ .Khiến cho chị em Thúy Kiều phải thơ thẩn ngắm nhìn quang cảnh ngày xuân tuyệt đẹp này ,với những hình ảnh như bóng chiều tà ấm áp ,dòng nước trôi êm đềm cũng như chiếc cầu nho nhỏ bắc ngang .Cái khung cảnh thanh bình và đẹp đẽ ấy ,cũng giống như là muốn thể hiện nỗi niềm hạnh phúc của thế gian cũng như ước ao của những người ở xã hội cũ cũng chỉ là một cuộc sống thanh thản,bình yên và hành phúc như vậy

    SÁu câu cuối trong bài thơ Cảnh Ngày Xuân là  tâm trạng luyến tiếc, trầm buồn của chị em Thúy Kiều và cảnh xuân trong ánh chiều tà. Cảnh vật toát lên vẻ vương vấn khi cuộc du xuân đã kết thúc. Các từ láy tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ vừa gợi tả sắc thái cảnh vật vừa gợi ra tâm trạng con người. Dường như cảnh vật đã nhuốm sắc thái vương vấn của tâm trạng con người. Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để mượn cảnh cảnh mà diễn tả tâm hồn ntrạng thiếu nữ.  Từ láy “tà tà” gợi ra hình ảnh trời chiều, sự vận động chậm rãi như muốn níu kéo thêm khoảnh khắc tươi đẹp của lễ hội. Nhân vật trữ tình "thơ thẩn" đầy tiếc nuối. Cảnh vật dường như lặng dần, mọi chuyển động đều nhẹ nhàng. Cảnh và người như có sự tương liên để giao hòa trong bầu không khí lưu luyến. Bằng ngôn từ tài hoa, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình khéo kéo, Nguyễn Du đã vẽ nên bức tranh sau hội thật đẹp mà cũng thật buồn.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Câu 1. Phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ? A. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường. B. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi từ bên trái. D. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Câu 2. Bình đang điều khiển xe đạp trên đường một chiều, đến gần đoạn đường giao nhau với ngã tư có cắm biển báo hiệu “cấm rẽ phải”, Bình thấy tín hiệu đèn xanh bật sáng và một chú cảnh sát giao thông đang đứng hướng về hướng Bình, ra hiệu lệnh hai tay dang ngang. Trong trường hợp này Bình phải đi như thế nào là đúng với quy tắc giao thông? A. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ nhanh hơn. B. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ chậm hơn. C. Giảm tốc độ và dừng lại trước vạch dừng xe. D. Giảm tốc độ, giơ tay xin đường, chú ý quan sát và rẽ sang đường bên phải. Câu 3. Hằng ngày, bố vẫn chở Hoàng (học lớp 6) đến trường nhưng sáng nay xe bị hỏng. Bố đã bảo Hoàng sang nhờ cô chú hàng xóm tiện đường đi làm chở Hoàng đi cùng cho kịp giờ (cô chú đi chung xe mô tô). Trong trường hợp này, Hoàng có được đi cùng xe với cô chú không? A. Không được đi chung vì chỉ được chở tối đa một người. B. Không được đi chung vì chỉ được chở thêm 01 trẻ em dưới 7 tuổi. C. Được đi chung nhưng bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. D. Được đi chung và không cần mũ bảo hiểm. Câu 4. Hãy lựa chọn phương án đúng nhất để bảo đảm an toàn khi điều khiển xe đạp điện trên đường trơn trượt. A. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và không phanh gấp. B. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ nhanh, tăng giảm ga theo độ trơn của đường và và không phanh gấp. C. Thả lỏng tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt. D. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, tăng giảm ga theo độ trơn của đường và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt.

2 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước