Viết dàn ý 1 bài văn nêu suy nghĩ của em về tính ích kỷ và lòng vị tha của con người trg xã hội hiện nay

2 câu trả lời

#𝐧𝐠𝐭𝐡𝐢𝐭𝐫𝐚𝐚𝐦𝐲𝟏𝟔𝟓𝟔 𝟏. 𝐌𝐨̛̉ 𝐛𝐚̀𝐢: 𝐆𝐢𝐨̛́𝐢 𝐭𝐡𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐯𝐞̂̀ 𝐭𝐢́𝐧𝐡 𝐢́𝐜𝐡 𝐤𝐢̉ 𝐯𝐚̀ 𝐥𝐨̀𝐧𝐠 𝐯𝐢̣ 𝐭𝐡𝐚 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 đ𝐨̛̀𝐢 𝐬𝐨̂́𝐧𝐠 𝐱𝐚̃ 𝐡𝐨̣̂𝐢. 𝟐. 𝐓𝐡𝐚̂𝐧 𝐛𝐚̀𝐢 + 𝐊𝐡𝐚́𝐢 𝐧𝐢𝐞̣̂𝐦 𝐭𝐢́𝐧𝐡 𝐢́𝐜𝐡 𝐤𝐢̉ 𝐯𝐚̀ 𝐥𝐨̀𝐧𝐠 𝐯𝐢̣ 𝐭𝐡𝐚: + 𝐓𝐡𝐞̂́ 𝐧𝐚̀𝐨 𝐥𝐚̀ 𝐭𝐢́𝐧𝐡 𝐢́𝐜𝐡 𝐤𝐢̉? (𝐜𝐡𝐢̉ 𝐬𝐨̂́𝐧𝐠 𝐯𝐢̀ 𝐦𝐢̀𝐧𝐡, 𝐜𝐡𝐢̉ 𝐛𝐢𝐞̂́𝐭 đ𝐞̂́𝐧 𝐦𝐢̀𝐧𝐡, 𝐭𝐡𝐨̛̀ 𝐨̛ 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐜𝐮𝐨̣̂𝐜 𝐬𝐨̂́𝐧𝐠 𝐯𝐚̀ 𝐦𝐨̣𝐢 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐱𝐮𝐧𝐠 𝐪𝐮𝐚𝐧𝐡,...) 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐭𝐡𝐚́𝐢 đ𝐨̣̂ 𝐯𝐨̂ 𝐭𝐮̛, 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐦𝐮̛𝐮 𝐥𝐨̛̣𝐢. - 𝐁𝐢𝐞̂̉𝐮 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐜𝐮̉𝐚 𝐥𝐨̂𝐢 𝐬𝐨̂́𝐧𝐠 𝐢́𝐜𝐡 𝐤𝐢̃ 𝐯𝐚̀ 𝐥𝐨̀𝐧𝐠 𝐯𝐢̣ 𝐭𝐡𝐚 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐭𝐞̂́ (𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐠𝐢𝐚 đ𝐢̀𝐧𝐡, 𝐧𝐡𝐚̀ 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠, 𝐱𝐚̃ 𝐡𝐨̣̂𝐢) - 𝐓𝐚́𝐜 𝐡𝐚̣𝐢 𝐜𝐮̉𝐚 𝐥𝐨̂́𝐢 𝐬𝐨̂𝐧𝐠 𝐢́𝐜𝐡 𝐤𝐢̉: + 𝐂𝐨𝐧 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐭𝐫𝐨̛̉ 𝐧𝐞̂𝐧 𝐯𝐨̂ 𝐜𝐚̉𝐦, 𝐜𝐨̂ đ𝐨̣̂𝐜. + 𝐆𝐚̂𝐲 𝐚̉𝐧𝐡 𝐡𝐮̛𝐨̛̉𝐧𝐠 𝐱𝐚̂́𝐮 đ𝐞̂́𝐧 𝐭𝐢̀𝐧𝐡 đ𝐨𝐚̀𝐧 𝐤𝐞̂́𝐭, 𝐥𝐨̛̣𝐢 𝐢́𝐜𝐡 𝐜𝐮̉𝐚 𝐭𝐚̣̂𝐩 𝐭𝐡𝐞̂̉. + 𝐕𝐢̣ 𝐭𝐡𝐚 𝐥𝐚̀ 𝐯𝐢̀ 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐤𝐡𝐚́𝐜, 𝐬𝐚̆̃𝐧 𝐬𝐚̀𝐧𝐠 𝐪𝐮𝐚𝐧 𝐭𝐚̂𝐦, 𝐥𝐨 𝐥𝐚̆́𝐧𝐠, 𝐠𝐢𝐮́𝐩 đ𝐨̛̃ 𝐦𝐨̣𝐢 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 - 𝐓𝐚́𝐜 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 𝐜𝐮̉𝐚 𝐥𝐨̀𝐧𝐠 𝐯𝐢̣ 𝐭𝐡𝐚: + 𝐂𝐨𝐧 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐬𝐨̂́𝐧𝐠 𝐯𝐮𝐢 𝐯𝐞̉, đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐦𝐨̣𝐢 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐲𝐞̂𝐮 𝐦𝐞̂́𝐧. + 𝐓𝐚́𝐜 đ𝐨̣̂𝐧𝐠 𝐭𝐨̂́𝐭 đ𝐞̂́𝐧 𝐬𝐮̛̣ 𝐩𝐡𝐚́𝐭 𝐭𝐫𝐢𝐞̂̉𝐧 𝐜𝐮̉𝐚 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐭𝐡𝐚̂𝐧, 𝐛𝐚̣𝐧 𝐛𝐞̀ 𝐱𝐚̃ 𝐡𝐨̣̂𝐢 𝟑. 𝐊𝐞̂́𝐭 𝐛𝐚̀𝐢: 𝐂𝐚̂̀𝐧 𝐥𝐞̂𝐧 𝐚́𝐧 𝐥𝐨̂́𝐢 𝐬𝐨̂́𝐧𝐠 𝐢́𝐜𝐡 𝐤𝐢̉, đ𝐞̂̀ 𝐜𝐚𝐨 𝐯𝐢̣ 𝐭𝐡𝐚.

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tính ích kỉ và lòng vị tha trong xã hội ngày nay.

Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Ích kỉ: chỉ biết nghĩ đến bản thân mình và lợi ích của bản thân mà vô cảm, thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác.

Vị tha là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác; đồng thời người có lòng vị tha là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người.

Đây là hai tính cách, phẩm chất đối lập nhau của con người, chúng ta cần phải bỏ đi phần ích kỉ của mình, sống vị tha, chan hòa với mọi người để cuộc sống này tốt đẹp hơn.

b. Phân tích

Xã hội ngày càng phát triển, con người bận rộn với cuộc sống, với những dự định riêng của mình nên đôi lúc vô hình chung tạo nên khoảng cách giữa người với người, ít có thời gian quan tâm đến người khác hơn và chỉ chú tâm vào lợi ích của bản thân mình.

Sự ích kỉ đến từ bản chất của người đó, đôi lúc là do chịu ảnh hưởng từ môi trường, những người xung quanh. Trong cuộc sống, chúng ta hoặc người khác sẽ không tránh khỏi việc mắc sai lầm, việc vị tha, tha thứ cho lỗi lầm của người khác góp phần làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, mối quan hệ sẽ vẫn có thể duy trì được.

Người có lòng vị tha thường không tính toán thiệt hơn, hơn thua với người khác, sẵn sàng nhường nhịn trong một cuộc tranh đấu để tiếp tục duy trì mối quan hệ. Nếu cuộc sống này, mỗi người bớt đi cái tôi, lòng ích kỉ một chút thì sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

c. Liên hệ, mở rộng

Là một học sinh, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hãy cố gắng rèn luyện bản thân, phát triển theo hướng tích cực nhất, sống yêu thương, chan hòa với mọi người, tránh xa những việc xấu, tiêu cực, hướng đến những điều tốt đẹp.

Là một công dân, chúng ta có trách nhiệm và nghĩa vụ đoàn kết, yêu thương đồng bào, cùng nhau tạo dựng một xã hội tốt đẹp, một đất nước phát triển văn minh.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: tính ích kỉ và lòng vị tha, đồng thời rút ra bài học cho bản thân

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu : “Không chỉ học ở trường lớp, chúng ta còn có thể học hỏi từ chính những trải nghiệm trong cuộc sống, dưới nhiều hình thức. Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp. Đối với một số người, việc học kéo dài liên tục và suốt đời, không hề có một giới hạn nào cho sự học hỏi. Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng. Nhà văn Conrad Squies luôn tâm niệm: “Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền tảng cho sự thông thái, khôn ngoan”. Và dĩ nhiên, để thành công trong cuộc sống, để sống bình an trong một thế giới đầy biến động như hiện nay thì bạn cần phải trải nghiệm để tích lũy kinh nghiệm sống, để nâng cao những kỹ năng làm việc của bản thân mình.” (Theo Cho đi là còn mãi – Azim Jamal & Harvey McKinnon, biên dịch : Huế Phương, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2017, tr. 67) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Xác định biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích. Câu 3. Em có đồng tình với quan niệm của tác giả :“Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp.” ? Vì sao? Câu 4. Em hiểu thế nào về ý kiến : “Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng.”

3 lượt xem
2 đáp án
17 giờ trước