Viết bài văn cháy lên để toả sáng

1 câu trả lời

Em tham khảo bài làm dưới đây nhé:

* Dàn ý:

1. MB:

- Tago từng có câu nói: "thà là một bông sen tỏa hết hương vị rồi chợt tắt, còn hơn chìm trong sương lạnh vĩnh cửu của mùa đông" hay Xuân Diệu cũng có câu "tà một phút huy hoàng rồi chợt tắt, còn hơn buồn le lói suốt trăm năm"

2. TB:

- Cháy lên để tỏa sáng hiểu theo nghĩa thông thường thì đó là một hiện tượng khi xảy ra sẽ sinh ra “lửa” dùng để sinh hoạt hay sản xuất. Nhưng suy rộng ra trong câu nói này thì “cháy” ở đây là chỉ sự “sống hết mình”, sống có ý nghĩa, sống một cách “rực lửa”, “cháy mình” để cuộc đời này tươi đẹp hơn

- Khi làm bất kì việc gì chúng ta cũng hãy làm hết mình, làm bằng tất cả năng lực và niềm tin như vậy thì mới có thể thành công được

- Nếu ta hết lòng vì công việc, làm hết trách nhiệm của mình và tự tin thể hiện nó thì khi kết quả ra sao chúng ta vẫn có thể mỉm cười chấp nhận vì chúng ta đã cố gắng hết sức lực của bản thân. 

- Khi dám bùng nổ, dám thể hiện khát vọng và niềm tin thì chúng ta sẽ đạt được kết quả mà mình mong muốn, thậm chí là thành công vang dội. Có câu nói đã khẳng định điều này: "hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn".

- Muôn cháy hết mình thì chúng ta cần phải rèn luyện để bản thân có sự tự tin nhất định, tin tưởng vào khả năng của chính mình

- Đồng thời chúng tta phải biết thử thách, chấp nhận mạo hiểm. Dám làm những điều mà mọ người không dám. Dám tự tin thể hiện suy nghĩ, cá tính của mình dù cho có bị mọi người phản đối, chê cười. 

- Ví dụ: Nguyễn Thị Ánh Viên đã cháy hết mình trong bơi lội nên tiếng tăm của cô đã vươn tầm thế giới. Xuân Diệu cháy hết mình với đam mê làm thơ nên được người đời tôn vinh là "ông hoàng thơ tình".

- Phê phán những con người có lối sống vô cảm, bình thản, an phận quá mức

3. KB: 

- Hãy sống hết mình vì đam mê của bản thân cuối cùng bạn sẽ được hưởng thành quả xứng đáng.

* Bài làm:

Nhà văn nổi tiếng Ấn Độ Tago từng có một câu nói bất hủ “thà là một bông sen tỏa hết hương vị rồi chợt tắt, còn hơn chìm trong sương lạnh vĩnh cửu của mùa đông” hay Xuân Diệu cũng có câu "tà một phút huy hoàng rồi chợt tắt, còn hơn buồn le lói suốt trăm năm". Những câu nói ấy đem đến cho ta một bài học nhân sinh vô cùng sâu sắc, nó mở ra cho ta một lối sống tích cực và có ý nghĩa , rằng cuộc đời này là hữu hạn trong quỹ thời gian vô hạn. Vì vậy mỗi chúng ta hãy cháy hết mình để tỏa sáng.

“Cháy hết mình để tỏa sáng” câu nói đơn giản chỉ gồm 6 từ bị lược bớt chủ ngữ, nhưng ý nghĩa lại vô cùng xúc tích và có ý nghĩa sâu xa. Như một thông điệp vậy! hiểu theo nghĩa thông thường thì đó là một hiện tượng khi xảy ra sẽ sinh ra “lửa” dùng để sinh hoạt hay sản xuất. Nhưng suy rộng ra trong câu nói này thì “cháy” ở đây là chỉ sự “sống hết mình”, sống có ý nghĩa, sống một cách “rực lửa”, “cháy mình” để cuộc đời này tươi đẹp hơn. Cũng có nghĩa là một khi đã làm việc gì đó thì ta sẽ làm đến cùng, sẽ cố gắng quyết tâm đến cùng để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. “cháy hết mình để rồi tỏa sáng” một khi đã tận tâm hết sức cho một hành động nào đó thì đến cuối cùng kết quả bạn thu về sẽ là sự thành công rực rỡ, bạn sẽ tỏa sáng tài năng thực sự trong giây phút đăng quang. Không chỉ bản thân được tỏa sáng mà còn đem lại niềm vui sướng hạnh phúc cho những người thân bên cạnh bạn. Như vậy chỉ bằng một thông điệp hết sức ngắn gọn mà hàm xúc vô cùng đã đem lại cho mỗi chúng ta đặc biệt là thế hệ thanh niên một bài học thật ý nghĩa, đã sống ở trên đời thì phải sống sao cho ý nghĩa và khi đã hành động thì việc mình làm dù lớn hay nhỏ, vĩ đại hay tầm thường cũng phải cố gắng hết sức, phải cháy hết mình để tự tin tỏa sáng.

Trong cuộc sống dù ở bất cứ lĩnh vực nào, hay làm bất cứ một việc gì thì chúng ta hãy tự tin cháy lên để tỏa sáng. Vì khi ta đã thật sự nỗ lực quyết tâm và cố gắng làm việc gì đó thì ta sẽ đặt cả tâm huyết, tấm lòng để gửi gắm vào cái đích cuối cùng. Ta nỗ lực phấn đấu cháy hết mình vì một công việc, một cuộc thi thì ta sẽ gặt hái về một kết quả mỹ mãn vô cùng. Nhưng ngược lại nếu làm một việc gì đó? dù việc ấy quá mức đơn giản, nhưng người thực hiện mà không có cái tâm, không làm một cách tử tế đặt tâm huyết của mình vào đó thì dù như thế nào đi chăng nữa chẳng thể hoàn thành. Nếu ta dốc lòng vì công việc, đặt mọi hy vọng vào kết quả cuối cùng và can đảm dám mạo hiểm, dám bùng nổ bản thân để có thể hoàn thành nó thì ta sẽ thu về một thắng lợi vẻ vang. Không chỉ có thế mà bản thân ta còn được tỏa sáng, được mọi người biết đến và hâm mộ, mọi người thân trong gia đình cũng được thơm lây, hạnh phúc, được vui vẻ. Ta cháy hết mình trong mọi hoàn cảnh không chỉ giúp da tỏa sáng, mà còn rèn luyện cho ta đức tính tự tin nhẫn nại, can đảm cần có trong cuộc sống.

Muốn “cháy hết mình để tỏa sáng” mỗi chúng ta cần rèn luyện cho mình sự tự tin vào chính khả năng của mình, có tự tin vào bản thân dám làm những việc không ai dám làm thì mới tạo nên thành công đột phá. Người mà luôn tự tin hạ thấp bản thân mình thì sẽ không bao giờ làm nên việc lớn, có như vậy ta mới thấy sự tự tin là cái cần thiết trong cuộc sống sôi động. Ngày nay đến nhường nào cũng nhờ có sự tự tin, nỗ lực không ngừng mà nữ kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên đã cháy hết mình trong giải bơi lội quốc tế để mang lại niềm vinh quang cho đất nước, và cũng nhờ sự tự tin quyết tâm mãnh liệt ấy nên xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã tỏa sáng trước mắt bao đối thủ quốc tế để chiến thắng, đem về cho nước nhà tấm huy chương vàng cao quý. Trong cuộc sống còn rất nhiều tấm gương sáng giá như thế đáng để chúng ta học tập. Mỗi bạn trẻ đừng như “cái ao đời phẳng lặng” trong truyện ngắn “Hai Đứa Trẻ” của Thạch Lam, hay như những hình nhân biết cử động trong thiên truyện ý tưởng “Tỏa Nhị Kiều” của Xuân Diệu.

Bên cạnh một thông điệp hết sức có ý nghĩa còn là một lời phê phán nặng nề những con người có lối sống vô cảm, bình lặng, an phận quá mức, một cuộc sống trôi qua nhàm chán ngày ngày qua ngày khác mà không có lấy một gam màu sắc tươi mới. Đặc biệt hơn là lên giọng phê phán những con người nhút nhát, tự ti, không dám bộc lộ tài năng của mình mà suốt ngày chỉ biết làm một con rùa rụt cổ, lầm lũi trong bóng tối, những con người không giao lưu, tiếp xúc với bên ngoài mới lạ ấy là hạng người “ếch ngồi đáy giếng”.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm