viết bài văn cảm nhận của em về khổ thơ 5,6 bài thơ sóng của Xuân Quỳnh

2 câu trả lời

Bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh ra đời giữa lúc “mưa bom bão đạn” của Mỹ đang oanh tạc khắp miền Nam Việt Nam. Bài thơ như ngọn lửa hồng làm ấm lòng người, chữa lành đau thương chia cắt của những kẻ đang yêu. Hai khổ thơ 5, 6 một lần nữa ngợi ca tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

 

Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh – một phương”

Xuân Quỳnh là một nữ thi sĩ tài hoa với những tác phẩm mang nội tâm phong phú, nhiều cung bậc cảm xúc mới mẻ. Bài “Sóng” của Xuân Quỳnh đề cập tới chủ đề tình yêu đôi lứa. Trong đó, khổ thơ 5 và 6 là khát vọng tình yêu cháy bỏng của người con gái với người con trai. Qua đó thể hiện tình yêu và sự thủy chung của tấm lòng tác giả.  

Trước hết, nỗi nhớ nhung như cồn cào, da diết, giằng xé trong trái tim của người phụ nữ khi yêu được tác giả thể hiện bằng những vần thơ nhức nhối tâm can:

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được”

Trong bài thơ “Sóng”, Xuân Quỳnh đã mượn hình ảnh sóng như một phép ẩn dụ thành công về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. Đây cũng là hình ảnh quen thuộc được các nhà thơ xưa và nay sử dụng để bày tỏ lòng mình. Như Huy Cận coi sóng như “nỗi sầu trăm ngả” từ “thiên thu, vạn cổ” đổ về giữa dòng “tràng giang”:

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”

(“Tràng giang”)

Thơ Thâm Tâm mượn sóng để bày tỏ nỗi nhớ nhà:

“Đưa người ta không đưa qua sông

Sao có tiếng sóng ở trong lòng”

Trong thơ Xuân Quỳnh, mỗi hoạt động, động thái khác nhau dù là nhỏ nhất của con sóng đều chất chứa nỗi lòng của người con gái. Đó là những con sóng nơi “lòng sâu” thăm thẳm của đại dương, hay nơi “mặt nước” biển cả đều chung một nỗi “nhớ bờ”. Đó cũng chính là người con gái, dù ngoài mặt hay nội tâm sâu kín đều cuộn trào niềm thương nhớ tha thiết với người yêu.

Vì “nhớ bờ” nên con sóng không nghỉ, cứ ngày ngày vỗ bờ, cuộn dâng, trào bọt trắng xóa tấp về. Vì “nhớ bờ” nên con sóng “không ngủ được”. Làm gì có con sóng nào lại “không ngủ”. Sóng là thứ vô tri. Chỉ có con người là vẫn thức. Sự thao thức ở đây không giống với “người chưa ngủ” xưa:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

(“Cảnh khuya” – Hồ Chí Minh)

Trong thơ Bác – con người nặng lòng vì Tổ quốc, nhân vật trữ tình thẳng thừng bày tỏ sự thao thức vì cảnh đẹp và vì lo nghĩ cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Còn Xuân Quỳnh – người phụ nữ đằm thắm lại ý tứ thể hiện tình cảm qua hình tượng con sóng không ngủ. Phép nhân hóa này kết hợp với thán từ “ôi” ở đầu câu thơ mang lại thành công cho tác giả khi bộc lộ tâm trạng thao thức, mong chờ của người con gái.

Đến đây, nỗi nhớ da diết quá, thiết tha quá khiến tác giả trào dâng lên những con chữ trực tiếp nói lên tâm trạng của mình:

“Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

Nỗi thao thức, nhớ nhung xen lẫn cả vào những giấc mộng. Nhân vật trữ tình có lẽ chưa có ngày nào yên bình trong tâm hồn. Người đọc thấy đâu đó hỉnh ảnh người phụ nữ đêm khuya vẫn ngồi tựa cửa ngóng ra biển khơi, nhìn về nơi nao xa xăm mà gọi tên một người. Cứ thức mãi, thức mãi tới khi mệt quá thiếp đi song trong trí óc vẫn đang gọi tên người ấy.

Đến khổ thơ sau, Xuân Quỳnh thể hiện sự thủy chung của người con gái khi yêu:

“Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh – một phương”

Một lần nữa tác giả lại sử dụng các cặp từ đối lập giữa Bắc – Nam, xuôi – ngược để tạo nên các trạng thái khác nhau. Tuy nhiên, nó không còn là sự đối cực như ở đầu bài thơ mà bổ sung cho nhau để khẳng định giữa không gian rộng lớn ấy, người con gái vẫn chỉ nhìn về một hướng chung, đó là “anh”. Những câu thơ và hình ảnh cứ tha hồ mà dàn trải nhưng có một điều vẫn trụ vững nơi này, đó chính là tình yêu của em dành cho anh. Phải chăng Xuân Quỳnh đang muốn nói điều ấy?

Sự thủy chung của người con gái trong tình yêu xưa đến nay đều đáng quý, đáng trân trọng. Song chỉ có ở thơ Xuân Quỳnh, sự thủy chung ấy mới bộc lộ rõ nét và sâu sắc đến vậy. Đó có lẽ cũng là tình cảm mà chính Xuân Quỳnh dành cho người chồng Lưu Quang Vũ của mình.

Tóm lại, khổ thơ 5, 6 trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh đã thể hiện hai nét tính cách vô cùng tốt đẹp của người con gái đó là nghĩa tình và thủy chung. Hai khổ thơ ngắn song được sử dụng nhiều biện pháp tu từ tương phản, điệp từ điệp ngữ, nhân hóa, ẩn dụ đã khẳng định tài năng thơ ca của nữ thi sĩ. Tuy người đã không còn trên cõi đời này, song tôi tin linh hồn Xuân Quỳnh mãi được yên bình bên những con sóng ngày đêm cuộn trào biển cả.

*Nguồn:Trên mạng* =vv

“Thơ với cuộc sống cũng giống như người con gái đối với gia đình, cái để làm quen là nhan sắc nhưng cái để sống với nhau lâu dài là đức hạnh”. Đó là quan niệm của nữ sĩ Xuân Quỳnh về vai trò của thơ ca. Biết Xuân Quỳnh, chắc hẳn bạn đọc nhiều thời cũng biết đến bài thơ nổi tiếng nhất của nữ sĩ, bài thơ “Sóng”- một khúc tình ca về nỗi lòng người con gái trong tình yêu. Các bạn hãy cùng mình tìm hiểu bài thơ độc đáo này nhé.

Tình yêu vốn là đề tài muôn thuở của thi ca. Nhưng để viết thật hay, thật thấm về đề tài dồi dào cảm xúc này thì không phải tác giả nào cũng thành công. Bên cạnh Xuân Diệu, tác giả Xuân Quỳnh cũng là một nhà thơ đã viết về tình yêu thật hay, thật sắc, thật đáng để thưởng thức. Vẻ đẹp thơ Xuân Quỳnh chính là cái hồn nhiên, dịu dàng, đằm thắm, nhân hậu nhưng không hề vướng mặc cảm cho mình là phái yếu. Thơ của chị vừa dịu dàng tha thiết, vừa táo bạo mãnh liệt. Trong chương trình Ngữ Văn lớp 12, các bạn sẽ được tìm hiểu những nét hay nét đẹp trong tác phẩm “Sóng” của Xuân Quỳnh. Xuyên suốt bài thơ, nữ sĩ đã mượn hình tượng sóng để diễn tả những cảm xúc, tâm trạng, những sắc thái vừa phong phú vừa phức tạp, vừa tha thiết sôi nổi của một người con gái khao khát yêu đương. Vì thế, khi phân tích bài thơ, chúng ta nên đi từ tìm hiểu hình tượng con sóng trong tự nhiên, từ đó cảm nhận tình cảm của người phụ nữ hay chính là nỗi lòng của tác giả Xuân Quỳnh được ẩn giấu đằng sau mỗi nhịp sóng sôi trào. Bài thơ có chín khổ, mỗi khổ là một tâm sự riêng về tình yêu mà nữ sĩ muốn gửi gắm. Dưới đây là bài làm chi tiết cho đề bài cảm nhân khổ 5 6 bài “Sóng”. Chúc các bạn thành công.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm