Viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu trình bày cảm nhận về 1 đoạn thơ em em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.

2 câu trả lời

Bạn tham khảo nhé:

Nếu nói về khổ thơ em thích nhất trong bài "Mùa xuân nho nhỏ" của "Thanh Hải" thì em thích nhất là khổ thơ đầu. Có thể thấy, 6 câu đầu được tác giả vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và giàu sức sống. Đúng vậy, tín hiệu một mùa xuân đã về được bắt đầu bằng hình ảnh một bông hoa tìm mọc giữa dòng sông xanh: "Mọc giữa dòng sông ...tím biếc". Động từ "mọc" được đảo vị trí đứng ở đầu câu thơ dường như đã tả sức sống mãnh liệt của cây cối khi mùa xuân về. Màu sắc của bức tranh xuân đó thật tươi tắn,trẻ trung hài hòa. Màu xanh của dòng sông làm nên cho bông hoa tím nổi bật - màu tím của xứ Huế mộng mơ. Không gian được mở ra mênh mang, cao rộng từ dòng sông đến bầu trời. Gieo vào không gian ấy là tiếng chim chiền chiện hót lảnh lót, vang xa. Chiền chiện là loài chim nhỏ, thường sống ở nơi quang đãng hoặc đồng ruộng, khi hót thường bay vút lên cao. Tiếng chim là mùa xuân không chỉ được cảm nhận bằng thính giác mà còn được cảm nhận bằng thị giác,có hình khối, có màu sắc: "từng giọt long lanh" để có thể ngắm nhìn cảm nhận được bằng cảm xúc,để nâng niu trên đôi tay dầy mến yêu sự sống: tôi đưa tay tôi hứng. Tiếng hót của chim phải chăng là gọi mùa xuân về, đánh thức muôn loài đâm chồi, nảy lộc?

Chào em, em tham khảo gợi ý:

(1) Khổ thơ cuối bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải đã thể hiện lời ngợi ca quê hương qua làn điệu dân ca xứ Huế. (2) Nhà thơ chọn thời điểm mùa xuân để cất lên tiếng hát về quê hương bằng tất cả tấm lòng của một người con yêu quê. (3) Cụm từ “ta xin hát” gợi ra ước nguyện thiết tha của nhà thơ, ông không mong điều gì quá lớn lao, chỉ xin được hát về những làn điệu dân ca quê mình. (4) Đó đều là những làn điệu dân ca chan chứa tình người, diễn tả rõ nhất cái hồn âm nhạc của người dân xứ Huế. (5) Nếu như điệu “Nam ai” có âm hưởng buồn thương, sâu lắng thì điệu Nam bình” là làn điệu dân ca nhẹ nhàng, tha thiết. (6) Những câu ca ấy mang nặng nghĩa tình của người dân xứ Huế. Có lẽ cũng từ đó mà nhà thơ có thể mở rộng tình cảm để đến với mọi miền tổ quốc. (7) Việc nhà thơ sử dụng điệp cấu trúc câu: “Nước non ngàn dặm mình/ Nước non ngàn dặm tình”  đã nhấn mạnh vào niềm tự hào của nhà thơ về vẻ đẹp của đất nước. (8) Điệp từ “nước non” gợi ra hình ảnh mọi miền Tổ quốc, hình ảnh ấy trở đi trở lại trong cảm xúc tự hào của nhà thơ. (9) Có thể thấy, nếu như ở các khổ thơ trước đó, hình ảnh thơ xuất hiện dưới dạng số ít thì đến khổ thơ cuối, nhà thơ điệp từ: “ngàn dặm mình”, “ngàn dặm tình” dưới dạng số nhiều. (10) Dường như tình yêu của nhà thơ hướng đến mọi miền tổ quốc hay nói cách khác mọi miền tổ quốc đều là quê hương của ông. (11) Nhịp phách tiền tươi vui, giòn giã khép lại bài thơ gieo vào lòng người đọc niềm tin yêu vào cuộc sống. (12)  Đặt cảm xúc này vào thời điểm cuối đời của nhà thơ, chúng ta mới thấy hết niềm vui sống của ông – một thi sĩ luôn tha thiết với cuộc đời.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
2 lượt xem
2 đáp án
2 giờ trước