Viết $1$ bài văn tả cay cói

2 câu trả lời

I. Mở bài :

- Giới thiệu cây, hoa hoặc quả me định tả.

- Nêu thời điểm mà me quan sát cậy, hao hoặc quả ấy.

II. Thân bài :

- Tả bao quát toàn bộ cây ( hoa, quả ).

- Tả từng bộ phận của cây ( hoa, quả ) hoặc sự thay đổi của cây ( hoa, quả ) theo thời gian. Chú ý thể hiện kết quả em đã quan sát được nhờ các giác quan : thị giác ( nhìn ),  khứu giác ( ngửi ), xúc giác ( sờ ), vị giác ( nếm ).

- Tả cảnh vật thiên nhiên xung quanh, hoạt động của con người, chim chóc, bướm ong,... liên quan đến cây ( hoa, quả ).

III. Kết bài :

 - Nêu suy nghĩ hoặc tình cảm của me đối với cây ( hoa, quả ) được miêu tả.

Bài văn tham khảo :

 Nhà em có trồng một cây xoài năm nào cũng mọc nhiều quả, cho những trái xoài thơm ngon, ngọt lịm. Từ khi em còn bé, đã thấy cây xoài ở trong vườn, bao nhiêu năm trôi qua, cây vẫn đứng đó, ngày một lớn dần, phát triển dù trải qua biết bao mưa, nắng.

 Cây xoài nhà em có thân cây to, lớn, bên dưới là rễ cây cắm sâu xuống đất, hút chất dinh dưỡng từ đất để nuôi cây. Những cành cây vững trãi, cứng cáp, tỏa ra nhiều phái, giống như những cánh tay đang đỡ lấy những chùm lá xanh mát. Lá xoài không to như lá bàng, cũng không nhỏ như lá nhãn, nó thon, dài, xanh thẫm, trên mặt lá nổi lên những đường gân hình xương cá. Cứ mỗi mua hoa xoài nở, dưới gốc cây lại bao phủ một màu vàng trắng của hoa xoài, tựa như những thảm hoa trên nền đất nâu sẫm, những chùm hoa nhỏ li ti, đung đưa trong gió, là nơi để ong bướm tìm đến hút mật.

 Bao nhiêu năm qua, cây xoài lúc nào cũng cho quả sai trĩu cành, những quả xoài vàng ươm, to tròn, tỏa hương thơm ngọt dịu trong không gian. Em rất thích ăn xoài, năm nào bố em cũng hái được cả rổ xoài đầy ắp cho cả gia đình, mỗi lần được thưởng thức hương vị xoài quen thuộc, ngọt mát, lòng em lại tràn ngập niềm vui và càng yêu mến cây xoài hơn. Trải qua bao nhiêu năm, đến bây giờ cây xoài vẫn tồn tại và luôn cho quả đều đặn mỗi dịp.

 Em rất yêu mến cây xoài nhà em, em mong cây xoài sẽ mãi phát triển tươi tốt và gắn bó với gia đình em.

“Tre xanh xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”

Mỗi cây một vẻ đẹp riêng, một công dụng riêng. Nhưng gần gũi và thân thuộc nhất với con người Việt Nam vẫn là cây tre, nếu thiếu đi lũy tre già thì không còn là làng quê nữa.

Nhìn từ xa xa, các bạn sẽ thấy lũy tre như bức tuờng thành kiên cố đang bảo vệ bao quanh thôn xóm mình. Nhưng khi bước tới gần mới thấy “thân gầy guộc lá mong manh”, cây tre nhỏ nhắn với thân dài thẳng, được chia thành những đốt nhỏ đều nhau. Thân cây thường có màu xanh thẫm, các đốt thì có màu hơi xanh đậm hơi vàng. Cây tre không đứng riêng lẻ với nhau, mà thường tạo thành từng lũy với cây này tựa cây kia, dựa vào nhau cùng vươn lên bất chấp nắng mưa để đón lấy ánh sớm bình minh.

Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Còn lá tre thì mỏng, nhọn, to chỉ bằng nửa lá xoài mà thôi, tuy lá tre trông mảnh khảnh nhưng rất dẻo dai. Họ nhà tre có đến vài chục loại khác nhau, nhưng cùng một điểm tương đồng, đó là cùng có mầm non măng mọc thẳng. Và tre cũng có hoa đó các bạn, nhưng phải hơn 100 năm nó mới ra hoa một lần. Hoa tre mọc thành từng chùm có màu vàng nhạt. Mùi thơm của hoa tre cũng rất đặc biệt đó ạ!

Cây tre có nhiều loại, mỗi loại lại mang đến cho chúng ta một công dụng riêng. Có tre to để đan lát, có tre để làm hàng thủ công. Tre còn có thể được sử dụng để làm nhà cửa, lều quán. Tre gai lại là người canh gác giúp cho cho luỹ làng ta trở nên kiên cố.

Nói tóm lại, cây tre đã góp phần tô điểm cho cảnh sắc quê hương. Tre ôm lấy xóm làng, làm phong cảnh làng quê thêm phần duyên dáng, thêm phần thanh bình. Còn gì đẹp hơn những hình ảnh những mái đình, ngôi chùa thấp thoáng dưới bóng tre xanh, ánh trăng vàng treo lơ lửng trên ngọn tre

Câu hỏi trong lớp Xem thêm