Viết 1 bài văn nghị luận cảm nhận về hình tượng vợ nhặt!

1 câu trả lời

       Nhắc đên nhà văn Kim Lân thì chúng ta có thể nghĩ ngay đến tác phẩm "Vợ Nhặt", là một trong những tác phẩm xuất sắc, đã để lại một ấn tượng sâu đậm trong lòng chúng ta. Nổi bật trong đó không thể không nhắc đến nhân vật người vợ nhặt - Thị, ở trong câu chuyện này. Tác giả đã khắc họa một cách chân thực, cụ thể nhân vật qua tính cách và chân dung, hoàn cảnh, để rồi từ đó nói lên triết lý cuộc sống mà tác giả muốn gửi gắm vào trong tác phẩm đó.

      Ngay từ nhan đề cùng đã khiến cho chúng ta cảm thấy đặc biệt. Đi sâu vào câu chuyện, có thể cảm nhận nhân vật Thị là một nhân vật có số phận vô cùng thương cảm. Thị xuất hiện là một người nghèo, không ai thân thích, đến cái tên cũng không có, gọi bằng Thị rất suồng sã, dân dã, đói khát, rách tả tơi, chỉ nghe vài lời nói đùa mà chấp nhận theo không một người, mình chưa biết tính cách họ ra sao, gia cảnh như thế nào ? Thị không đắn đo suy nghĩ mà quyết định nhanh chóng chỉ vì hoàn cảnh đói quá. Cái đói đã khiến cho Thị chao chát, chỏng lỏn, thô tục, cong cớn, nói lời ngọt ngào, tình tứ với người đàn ông mình gặp lần đầu tiên (lời xưng hô thân mật: "nhà tôi ơi, đằng ấy nhỉ", thậm chí còn liếc mắt cười tít, chỉ vì cái đói, vì sự tồn tại mà Thị trở nên xưng xỉa: "điêu, người thế mà điêu" thậm chí đòi ăn: "có ăn gì thì ăn chả ăn giầu" và "cắm đầu ăn một chập bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì" đúng là vì đói mà con người ta không còn ý thức về danh dự, không còn ý thức về hành động, về sự e thẹn, chỉ cốt làm sao khỏi đói, thoát chết. Họ trở nên trơ trẽn, liều lĩnh, thậm chí bóp méo cả nhân cách. Hoàn cảnh của Thị giống như người chết đuối giữa dòng đang chới với giữa sự sống và cái chết, họ sẽ bấu víu vào bất cứ cái gì, hi vọng có thể sống sót nhưng với Thị là chết đuối mà vớ phải "cọc mục".

    Vì khao khát được sống, vì muốn thoát khỏi lưỡi hái tử thần mà thậm chí người ta sẵn sàng chấp nhận làm vợ theo, vợ nhặt. Cưới chồng là việc trọng đại của một đời người, với nghi lễ sang trọng, vợ là bổn phận thiêng liêng của người con gái khi lấy chồng, nhưng với Thị chẳng có người mai mối, chẳng đám hỏi, treo cưới gì cả, tự nhiên theo không về hà chồng chỉ qua lời nói đùa tầm phào mà người nói vẫn tưởng là nói đùa thôi nhưng Thị vẫn theo về thật. Câu chuyện tưởng như là bịa, hơn nữa cũng không có gì gọi là lãng mạn như những câu chuyện tình ta vẫn thường gặp. Đúng là cười ra nước mắt gợi ra cho người đọc sự xót xa, ngậm ngùi trước số phận bị rẻ rúng, bèo bọt của những người nông dân nghèo giữa nạn đói thê thảm, đúng là sự khôn cùng của hoàn cảnh.

    Sáng hôm sau tỉnh dậy, Thị thay đổi hẳn từ vẻ ngoài cho đến cách cư xử, ăn nói, hành động: "Tràng nom Thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu, đúng mực, không còn vẻ gì chao chát, chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh".

    Qua đây, nhà văn muốn khẳng định con người thay đổi do hoàn cảnh, hoàn cảnh làm thay đổi tính cách con người như lời nhà văn Nam Cao đã từng nói trong truyện ngắn "Sao lại thế này": "Giữa một người đàn bà tốt và một người đàn bà xấu khoảng cách chỉ bằng sợi tóc". Ở đây Thị vì đói, vì khao khát được sống mà trở nên đanh đá, chua ngoa, trơ trẽn, khi có điểm tựa, có mái ấm gia đình, Thị trở về đúng với bản chất tốt đẹp vốn có của Thị. Sự thay đổi ở Thị, đồng thời thể hiện tấm lòng cảm thông của nhà văn đối với nhân vật. Đây là tư tưởng nhân đạo cao cả.



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/cam-nhan-hinh-tuong-nguoi-vo-nhat#anc1588585178309

     

Câu hỏi trong lớp Xem thêm