Viết 1 bài văn ngắn kể về việc ùn tắc giao thông ở trường em

2 câu trả lời

Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống con người ngày càng đủ đầy thì các phương tiện giao thông hiện đại ngày càng đa dạng, phổ biết kéo theo đó là sự đông đúc trên đường phố nhất là vào những giờ cao điểm. Hàng trăm chiếc xe rồng rắn nôi đuôi nhau dài hàng chục hàng trăm mét không thể nào nhích lên được, tiếng còi xe, khói bụi, ô nhiễm là những hệ lụy dễ dàng nhìn thấy.

Tại Việt Nam, tình trạng ùn tắc đường ở các đô thị lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nhìn chung đang rất đáng báo động do số lượng dân cư đông đúc, lượng người từ nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước đổ về 2 thành phố này vẫn luôn rất cao. Theo các nghiên cứu đã thực hiện, số hành trình đi lại trung bình của mỗi người dân tại các đô thị lớn của Việt Nam dao động từ 2,7 đến 3,0 chuyến đi/ngày/người. Sự phân bố không đều của nhu cầu giao thông theo các giờ trong ngày và tập trung nhiều vào giờ cao điểm đã dẫn đến sự quá tải của cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tại các thành phố này.

Vào buổi sáng hay những giờ tan tầm là lúc mà lưu lượng xe cộ trên đường đông đúc nhất. Các loại phương tiện thi nhau ùa ra đường, ngay cả vỉa hè là nơi dành cho người đi bộ nhưng vẫn xảy ra hiện tượng "tắc đường" do các xe máy vọt lên. Các xe "gầm gừ" nhưng chỉ nhích được một chút xíu rồi lại đứng yên. Chính hiện tượng này tạo nên sự "mệt mỏi" và nỗi sợ giờ cao điểm trong lòng người dân.

Tuy nhiên với số lượng người quá đông tại các thành phố lớn như hiện nay thì ùn tắc giao thông vẫn đang là một bài toán khó, cần thời gian để tìm đáp án của các cơ quan chức năng

Ùn tắc tại các cổng trường không chỉ là câu chuyện của giao thông, mà còn là vấn đề xã hội. Tình trạng chọn trường, chọn lớp, học trái tuyến đã khiến cho quãng đường di chuyển từ nhà đến trường trở nên quá xa. Giao thông hỗn hợp thiếu an toàn, nên hầu hết các bậc phụ huynh đều chọn cách trực tiếp đưa - đón con em đến trường bằng phương tiện cá nhân .Lòng đường rộng thênh thang dường như trở nên quá tải, không đủ sức chứa con người và các loại phương tiện tham gia giao thông, nên người và xe cứ thế điềm nhiên phi thẳng lên vỉa hè, rồi nối đuôi nhau phi xuống mà không hề hay biết, cũng chẳng cần quan tâm rằng việc mình vừa làm lại khơi nguồn cho một luồng ùn tắc giao thông mới. Trên mọi ngã tư, mọi ngã rẽ, đèn giao thông như bị vô hiệu hóa, thậm chí ngay cả khi có công an đứng chỉ đường, điều khiển phương tiện để giải quyết tình trạng ùn tắc vẫn có những chiếc xe máy phóng đánh vèo từ bên nọ sang bên kia, thật là hành vi vô văn hóa và thiếu ý thức? Ùn tắc giao thông tại các khu vực cổng trường học không chỉ khiến cho học sinh căng thẳng, cha mẹ học sinh muộn giờ làm, tình hình giao thông lộn xộn mà còn gây thiệt lại lớn về kinh tế cho xã hội. .Tuy nhiên, không thể không kể đến một việc làm đáng được hoan nghênh của người Việt Nam, một quy định được áp dụng bắt buộc đối với những người điều khiển xe máy – phương tiện di chuyển chủ yếu ở Việt Nam, từ tháng 12/2007: cứ ra đường, tham gia giao thông là phải đội mũ bảo hiểm. Người Việt Nam hầu hết đã chấp hành quy định này và nhờ đó, giao thông được cải thiện phần nào, tai nạn giao thông hai năm vừa qua cũng giảm đáng kể. Quả là một thành tích!

                                        Xin hay nhất ạ! Thanks