Vị Trí Địa lí của các dân tộc : Kinh,Tày , Thái, Mường ,Hoa, khơ me, nùng,HMong,dao,Giarai Số dân từng dân tộc Phong tục tập quán Trang phục ẩm thực và nét đặc sắc

1 câu trả lời

Kinh :
Ðịa bàn cư trú của người Kinh chủ yếu ở đồng bằng, ven biển và trung du; còn các dân tộc ít người cư trú chủ yếu ở các vùng miền núi và vùng cao, một số dân tộc như Khơ me, Hoa, một số ít vùng Chăm sống ở đồng bằng.
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc cùng sinh sống. Người Kinh chiếm 85,4% dân số Việt Nam, với 78,32 triệu người. 53 dân tộc thiểu số (DTTS) còn lại chỉ chiếm 14,6% dân số cả nước .

Là một dân tộc biết giữ gìn và phát huy truyền thống lâu dài của cha ông, điều đó có thể được thực hiện qua các cuộc sống bình dị hằng ngày như tập quán ăn trầu, uống chè xanh. Trong bữa ăn của người Kinh , cơm được nấu từ gạo, gạo là món ăn chính, ngoài ra còn có cơm hoặc xới .
Tày :
Người Tày cư trú ở vùng thung lũng các tỉnh Ðông Bắc, từ Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang đến Lào Cai, Yên Bái. Họ thích sống thành bản làng đông đúc, nhiều bản có tới hàng trăm nóc nhà.
Dân số: 1.845.492 người (Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/ 2019). Nhóm địa phương: Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao và Pa Dí. Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Ðai). Lịch sử: Người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ nửa cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên.
Thường tổ chức ở những bãi đất trống, rộng hoặc trên cánh đồng vừa thu hoạch. Thời gian thưởng tổ chức vào sau tết, sau vụ mùa bội thu, bà con dân tộc thường tổ chức các trò chơi dân gian: tung còn, rước rồng, múa kỳ lân, sư tử, tranh đầu pháo thăng thiên, hát sli lượn và có các ông tào, bà then đọc lời cầu nguyện…
Người Tày mặc y phục màu chàm, vải tự dệt, tự cắt may. Nét đặc trưng của áo nữ Tày là chiều dài thì dài nhưng chiều rộng lại hẹp, thân áo, tay áo bó lấy người. ... Về hình thức, áo nữ Tày có nhiều nét tương đồng với chiếc áo dài Việt Nam hiện nay.
Thái :
Địa bàn cư trú của người Thái Việt Nam chủ yếu ở Tây Bắc, một số ít ở Tây Thanh Hóa, Nghệ An. Hiện nay, với tinh thần tự do trong hiến pháp, họ cư trú trên 63 tỉnh và thành phố để làm ăn, sinh sống và học tập, cùng với các dân tộc anh em, khác xây đắp một đất nước Việt Nam giàu mạnh, phồn vinh trong tương lai.
Tiếng nói của dân tộc Thái thuộc hệ ngôn ngữ Thái, nhóm ngôn ngữ Thái phía tây. Ở Việt Nam, dân tộc Thái có số dân 1.550.423người. Dân tộc Thái ở Việt Nam, cư trú tập trung ở các tỉnh miền núi Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Lâm Đồng.
Tục chọc sàn, vấn tằng cẩu, tục ở rể... là những phong tục tập quán của người dân tộc Thái mà có lẽ bạn chưa biết. Thái là một trong 54 dân tộc anh em có dân số đông thứ 3 ở Việt Nam.

Mường :
Cư trú  nhiều tỉnh phía Bắc, nhưng tập trung đông nhất  Hòa Bình và các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa. Ðồng bào Mường sống định canh định cư  miền núi, nơi có nhiều đất sản xuất, gần đường giao thông, thuận tiện cho việc làm ăn. Người Mường làm ruộng từ lâu đời. Lúa nước là cây lương thực chủ yếu.
Dân tộc mường có trên 914.600 người.
Đó là lễ rước nước, lễ khai canh, lễ hạ điền, thượng điền, tết cơm mới, lễ kỳ yên, các nghi lễ cầu mưa chống hạn, tục gọi vía lúa, tục đâm đuống, chàm thau, tục tết dán giấy đỏ vào các nông cụ, tục cúng ông Dằng bà Dõi ở chuồng trâu... Các nghi lễ này rất phổ biến ở các xã vùng người Kinh và người Mường.
Đối với nhiều người, khi nhắc đến văn hóa ẩm thực dân tộc Mường là không thể không nhắc đến câu nói quen thuộc “cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới”. Nền ẩm thực được xây dựng trên nét đẹp dân giã, đơn giản và mang đậm hương vị núi rừng do ảnh hưởng của phong tục tập quán, truyền thống canh tác.
Hoa :
Người Hoa sống chủ yếu ở các thành phố:thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, các tỉnh Hậu Giang, An Giang, Đồng Nai, Cà Mau, Kiên Giang. Ngoài ra, người Hoa còn sinh sống ở nông thôn miền núi, đồng bằng, ven biển, hải đảo. Người Hoa vốn là người Hán di cư vào Việt Nam.
Nhóm địa phương: Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam , Triều Châu, Phúc Kiến, Sáng Phang, Xìa Phồng, Thoòng Nhăn, Minh Hương, Hẹ ... Dân số : 749.466 người .
Nhạc cụ có kèn, sáo, nhị, hồ, trống, thanh la, não bạt, đàn tỳ bà, tam thập lục… Ngày tết thường biểu diễn múa sư tử, múa quyền thuật. Lễ hội cũng là dịp tổ chức chơi đu, đua thuyền, vật, đánh cờ… Trong trang phục, cách ăn mặc của đàn ông thường dùng quần áo như đàn ông các dân tộc Nùng, Giáy, Mông, Dao…
Khơ-me :
Dân tộc Khmer ở Việt Nam có khoảng 1,3 triệu người, sống tập trung ở tại các tỉnh Nam Bộ như Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Cần Thơ, Vĩnh Long... Cuộc sống của người Khmer gắn liền với nghề canh tác lúa nước và nhiều nghề thủ công. ... Tiếng nói của dân tộc Khmer thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me.
Khơ Me K'rôm. Dân số: 1.319.652 người
Những chùa lớn thường có đội trống, kèn, đàn, có đội ghe ngo… Hàng năm người Khmer có nhiều ngày hội, ngày tết dân tộc. Ðồng bào Khmer có các ngày lễ lớn là Chôn Chơ nam thơ mây (năm mới), lễ Phật đản, lễ Ðôn ta (xá tội vong nhân), Oóc bom boóc (cúng trăng).
Nùng :
Người Nùng sống tập trung ở các tỉnh đông bắc Bắc Bộ như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang v.v (chiếm tới 84%). ... Người Nùng có quan hệ gần gũi với người Tày và người Tráng sống dọc biên giới với Trung Quốc. Tại Trung Quốc, người Nùng cùng với người Tày được xếp chung vào dân tộc Tráng.
Là dân tộc có 
số đông thứ 7 ở Việt Nam, dân tộc Nùng hiện có hơn 1 triệu người, sống phân tán tại 63 tỉnh, thành phố, nhưng tập trung nhiều nhất ở các tỉnh miền núi thuộc phía Bắc và Đông Bắc Bộ như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang...
Người Nùng thích ăn các món xào mỡ lợn. ... Món ăn độc đáo và được coi trọng là sang trọng của đồng bào là "Khau nhục". Tục mời nhau uống rượu chéo chén có lịch sử từ lâu đời, nay đã thành tập quán của đồng bào.
H-mông :
Dân tộc H'Mông cư trú thường ở độ cao từ 800 đến 1500 m so với mực nước biển gồm hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc trong một địa bàn khá rộng lớn, dọc theo biên giới Việt - Trung và Việt - Lào từ Lạng Sơn đến Nghệ An, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc Đông và Tây bắc Việt Nam như: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu ...
Dân số: Dân tộc Mông có trên 558.000 người.

Hôn nhân của người Mông theo tập quán tự do kén chọn bạn đời. ... Vợ chồng người Mông rất ít bỏ nhau, họ sống với nhau hòa thuận, cùng làm ăn, cùng lên nương, xuống chợ và đi hội hè... Phong tục tập quán: Tết cổ truyền của người Mông tổ chức vào tháng 12 dương lịch. Trong 3 ngày tết, họ không ăn rau xanh.
Dao :
Dân tộc Dao cư trú chủ yếu ở biên giới Việt-Trung, Việt-Lào và ở một số tỉnh trung du và ven biển Bắc bộ Việt Nam. Cụ thể, đa phần tại các tỉnh như Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu, Hòa Bình, v.v.
Người Dao là một trong số 54 dân tộc tại Việt Nam, với số dân là 891.151 người năm 2019. Ở Việt Nam, người Dao tuy có dân số không đông nhưng các bản làng của họ trải rộng tại các miền rừng núi phía Bắc (Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Tuyên Quang,...)
Phong tục, tín ngưỡng. người dân tộc Dao rất coi trọng chữ hiếu họ có phong tục thờ cúng tổ tiên vì họ cho rằng tổ tiên, ông bà luôn dõi theo chân họ phù hộ cho họ. Vào các ngày rằm họ thường đem lễ vật thờ cũng tổ tiên gồm một con gà, ba miếng thịt được luộc chín và một li rượu, một li nước và một bó nhang.
Gia-rai :
Dân tộc Jrai (Jơrai, Jarai, Gia Rai) là một trong 5 tộc người (Jrai, Ê Đê, Chăm, Raglai, Chu Ru) Mã Lai - Đa Đảo (Malayo - Polinesien) hiện đang sinh sống trên vùng đất nam Trường Sơn và đồng bằng ven biển Trung Bộ .
Dân số Người Jrai là 513.930 năm 2019, 411.275 người năm 2009, và 317.557 người năm 1999. Tại Campuchia họ sống ở tỉnh Ratanakiri với dân số cỡ 20.800 theo "2008 Cambodian census", và được xếp vào nhóm Khmer Loeu.
Người Gia Rai có phong tục thờ cúng vạn vật hữu linh, trong đó thường thờ cúng Thần Nhà (Yang sang), Thần Làng (Yang ala bôn), Thần Nước (Yang ia); Thần Vua (Yang ptao) do Vua Nước (Pơ tao ta), Vua Lửa (Pơ tao put), Vua Gió chuyên cúng trời đất, cầu mưa thuận gió hòa và mùa màng tươi tốt.
Xin ctrlhn ạ !
Chúc bạn học tốt !

Câu hỏi trong lớp Xem thêm