vì sao muốn giải phóng dân tộc 1 cách triệt để phải xóa bỏ tình trạng áp bức giai cấp? Giúp mk với

2 câu trả lời

Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Trong lịch sử hànng ngàn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã nhiều lần phải đương đầu với kẻ thù xâm lược mạnh hơn mình gấp bội và từ thực tiễn đấu tranh chống ngoại xâm, đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm và bài học quý báu. Trí tuệ đánh giặc, giữ nước là một trong những đỉnh cao của trí tuệ Việt Nam.

Ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh mang theo hành trang truyền thống, bản lĩnh và trí tuệ của dân tộc. Người đã đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm hiểu thêm tư tưởng của một số nhà yêu nước lỗi lạc trên thế giới, nâng lên tầm cao mới của thời đại, gắn quyện thành tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.



@duongbaongoc091586

Đối với Việt Nam, trước sự xâm lược của thực dân Pháp, đến đầu thế kỷ XX xã hội bị phân hóa sâu sắc. Giai cấp công nhân và giai cấp tư sản lần lượt ra đời, các mâu thuẫn của xã hội Việt Nam - xã hội thuộc địa nửa phong kiến, ngày càng diễn ra gay gắt; trong đó, chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Chính sự thống trị, áp bức bóc lột của thực dân Pháp và bè lũ tay sai càng tăng, thì sự phản kháng của quần chúng nhân dân, cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân ta càng quyết liệt. Lúc bấy giờ các tổ chức, các hội, đảng chính trị lần lượt ra đời và vươn lên giành ngọn cờ lãnh đạo phong trào dân tộc, song tất cả đều lần lượt thất bại, cách mạng nước ta rơi vào khủng hoảng trầm trọng về đường lối cứu nước. Trong bối cảnh lịch sử đó, Nguyễn Ái Quốc (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta) đã ra đi tìm đường cứu nước. Sau gần một thập kỷ khảo nghiệm, tìm kiếm, đến năm 1920 Người đã tiếp cận được chân lý - chủ nghĩa Mác-Lênin và rút ra kết luận: muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác cách mạng vô sản, vì “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.

Nghiên cứu cách mạng Mỹ (1776), cách mạng tư sản Pháp (1789), Hồ Chí Minh nhận thấy rằng: các cuộc cách mạng tư sản tuy thành công nhưng chưa đến nơi, nó chỉ là cách mạng của thiểu số giai cấp, cách mạng thành công nhưng quần chúng nhân dân, trước hết là công nhân và nông dân vẫn chưa được giải phóng, vẫn bị áp bức bóc lột. Từ đó Người cho rằng, Việt Nam làm cách mạng phải cho đến nơi, nghĩa là chính quyền phải thuộc về dân chúng số nhiều, chớ để trong tay bọn ít người. Chính vì vậy, trong Chính văn tắt, Sách lược vắn tắt được thông quan tại Hội nghị thành lập Đảng (1930) Hồ Chí Minh chỉ rõ, “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Đây chính là tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam. Vì vậy, đánh đổ đế quốc và địa chủ phong kiến giành độc lập dân tộc, đi lên chủ nghĩa xã hội là mục tiêu của cách mạng Việt Nam.

HỌC TỐT.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm