Vì sao chúng ta ưu tiên tin xấu, đắm đuối với chúng thay vì chú ý tới những điều tốt lành? Trước hết, khi lên tiếng phê bình hay than phiền về một điều gì đó, chúng ta chứng tỏ cho người khác và cho bản thân là chúng ta không thờ ơ, vô cảm, mà vẫn còn quan tâm, lo lắng. Hơn nữa, khi chê trách người khác, chúng ta cảm thấy ưu việt về mặt đạo đức, và tự hài lòng thấy mình tốt đẹp hơn. Càng có nhiều vụ cướp tiệm vàng, bác sĩ vứt xác bệnh nhân, bảo mẫu đánh trẻ, hôi của, bẻ hoa, chúng ta càng có nhiều cơ hội để tự nhủ là chúng ta không phải “họ”, chúng ta chỉ không may bị sống chung cùng “họ”, nhưng thực chất chúng ta ưu tú hơn “họ” nhiều. Một điểm quan trọng nữa là khi bức xúc, chúng ta phát ra tín hiệu là chúng ta vô can và vô tội. […] Dần dần, chúng ta đâm ra nghiện những cái lắc đầu, những cái chép miệng, lúc thì ta phẫn nộ, khi thì chỉ cười buồn. Cảm giác mình tốt đẹp, đầy sự quan tâm, cộng với sự vô can, không liên đới, không chịu trách nhiệm, là một cảm giác êm ái. Nó giúp chúng ta xoa dịu những bứt rứt lương tâm thi thoảng nổi lên, khi chúng ta lờ mờ cảm thấy mình không đủ dũng cảm để làm hết những gì có thể trước những sai sai trong xã hội. Những lúc đó, cách trấn an bản thân hiệu nghiệm là tỏ ra bức xúc một cách gay gắt. PHẦN ĐỌC HIỂU 1. Mục đích của văn bản trên là gì? 2. Tác giả của bài viết có đồng tình với nhiều người.khi lên tiếng phê bình hay than phiền về một điều gì đó,chúng ta chứng tỏ cho người người khác và cho chúng ta là không thờ ơ ,vô cảm ,mà còn rất quan tâm ,lo lắng. 3. Anh /chị hiểu vô can ở đây nghĩa là gì?.Tác giả đã lí giải vì sao " bức xúc không làm ta vô can" ? 4. Anh/chị có bao giờ quan tâm và bức xúc vì những tin xấu hay không. Anh/Chị có lời khuyên gì cho chính bản thân mình trong trường hợp này ? PHẦN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 1. Anh/ chị có suy nghĩ gì về câu hỏi mà tác giả đề cập đến trong phần nội dung của văn bản đọc hiểu.Vì sao chúng ta ưu tiên tin xấu, đắm đuối với chúng thay vì chú ý tới những điều tốt lành ? Vì sao chúng ta muốn kêu ca,phàn nàn thay vì vui tươi chuyền tay nhau những tin vui ,những câu chuyện đẹp ?
1 câu trả lời
A. Đọc - hiểu văn bản
1. Mục đích muốn nhắc chúng ta về sự vô tâm, thờ ơ, ưu tiên những cái xấu.
2. Tác giả lên tiếng phê phán.
3. Vô can là không liên quan không dính líu gì hết.
4. Mình là một người rất hay đọc tin và cũng rất quan tâm đến những vấn đề của xã hội, có cả tin tốt và tin xấu. Để là một người đọc tin và tiếp thu chúng trước tiên ta phải phân biệt được đâu là tốt đâu là xấu. Tiếp theo chính là phải có những hành động cụ thể để đẩy lùi những việc làm xấu.
B. Phần nghị luận xã hội
Một ngày làm việc vất vả, bộn bề với đống công việc mệt nhọc, con người ta luôn luôn muốn tiếp cận những tin tức xã hội quanh ta. Những thông tin thì sẽ có hai mặt của nó, mặt xấu và mặt tốt. Nhưng hiện nay chúng ta thấy báo chí, truyền thông đang đưa toàn những tin xấu. Người ta vẫn hay nói " tiếng lành đồn gần, tiếng ác đồn xa". Người ta thường đặt ra câu hỏi " tại sao mọi người lại tìm đến những tin xấu để đọc". Nhu cầu của con người là luôn tò mò muốn tiếp cận những tin tức giật gân, càng xấu thì người ta càng muốn theo dõi. Những thông tin giết người, bạo hành, hôi của,...thì tràn ngập các mặt báo. Chúng ta cũng không thể giải thích rõ tại sao mọi người lại thích đọc những thông tin đó. Có thể đó là bản tính của con người. Họ cho rằng phải đọc thì mới biết thông tin đó là xấu hay tốt. Góc độ của mỗi người nhận định về thông tin sẽ khác nhau. Hay việc mà chúng ta thích kêu ca, phàn nàn hơn là việc truyền tai nhau những thông tin vui tươi. Những điều xấu tin xấu không làm chúng ta tốt lên mà có thể gây ảnh hưởng tâm lý đến một số người khi ngày nào cũng gặp những thông tin xấu đó. Cuộc sống của mỗi cá nhân chúng ta đang đặt trên nền của bao nhiêu bất công và phi lý. Im lặng hay lên tiếng trước những hành động xấu? Hay cách thức nào để chúng ta thể hiện quan điểm cá nhân mà không làm tổn thương đến ai? Và làm thế nào để chúng ta không trở thành “anh hùng bàn phím”? Tư duy phê phán hướng mỗi người sẽ tiếp nhận thông tin từ người khác theo lăng kính của mình, có sự quan sát và đánh giá vấn đề, có quan điểm riêng thay vì làm theo đám đông. Một là buông lời chỉ trích, phàn nàn, chê bai; Hai là sử dụng ngôn từ lịch sự nhưng chứa đầy hàm ý đánh giá, giảng dạy, chỉ bảo. Chúng ta thừa nhận rằng: Ở thời kỳ hội nhập và phát triển, kỹ năng tư duy phê phán luôn được đề cao và và việc lên tiếng chống lại những việc xấu nên được khen ngợi. Trong Kinh thánh có câu “Không đi theo đám đông để làm điều xấu”. Nếu chỉ có vế sau “không làm điều xấu” đã hướng con người đến cái thiện, nhưng cả câu “không đi theo đám đông để làm điều xấu” buộc chúng ta suy nghĩ nhiều hơn. Chúng ta sẽ thấy một thực trạng đáng buồn: Cuộc sống ngập tràn thông tin về scandal, về những tranh cãi không hồi kết. Vậy chúng ta có nên mặc kệ đúng sai mà tùy hứng phê phán? Liệu chúng ta có đang coi lỗi lầm của người khác là một niềm vui để tận hưởng?