Vì sao ăn khoai tây mọc mầm, cá nóc… là ngộ độc thức ăn?
2 câu trả lời
*kHOAI TÂY MỌC MẦM:
- Khi khoai tây đã mọc mầm, nó chứa một lượng lớn chất solanine và chaconine, là hai chất rất độc. Ở điều kiện bình thường, hàm lượng chất solanine và chaconine trong củ khoai tây rất ít (trong 100 gr khoai mới có 10 mg nên không gây ngộ độc). Khi khoai tây mọc mầm thì hàm lượng chất này tăng cao, có khả năng gây ngộ độc cho người nếu ăn phải. Những chất này tập trung vùng vỏ khoai có màu xanh, tím.
*CÁ NÓC:
- Cá nóc là món ăn rất ngon và giàu dinh dưỡng, tuy nhiên rất nhiều người biết đến cá nóc do cá nóc mang chất độc chết người. Chất độc này có tên gọi là tetrodotoxin, độc hại gấp 1.250 lần chất độc của cyanide. Cá nóc không tự cấu tạo độc tố trong cơ thể mà nó được tích tụ và truyền qua bởi những vi khuẩn tên là pseudomonas, một loại vi khuẩn độc hại, hình dạng dài như chuỗi hạt dài. Độc tố trong cá nóc chủ yếu tập trung ở buồng trứng, gan, tụy, ruột và một phần nhỏ trong máu, da, thịt.
Khoai tây mọc mầm:
•Khi khoai tây đã mọc mầm, nó chứa một lượng lớn chất solanine và chaconine, là hai chất rất độc. Những chất này tập trung vùng vỏ khoai có màu xanh, tím, ăn phải có thể sẽ bị ngộ độc thức ăn
Cá nóc:
•Cá nóc là 1 món ăn ngon nhưng nếu k biết chế biến có thể bị ngộ độc. Độc tố trong cá nóc chủ yếu tập trung ở buồng trứng, gan, tụy, ruột và một phần nhỏ trong máu, da, thịt
nhớ vote mik nha! Chúc bạn học tốt