Vì đường xa, chúng tôi chỉ ở nhà được có ba ngày. Trong ba ngày ngắn ngủi đó con bé không kịp nhận ra anh là cha…Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con. Nhưng càng vỗ về con bé càng đẩy ra. Anh mong được nghe một tiếng “ ba” của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi. Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó lại bảo: Thì má cứ kêu đi. Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng: Vô ăn cơm! 1,Đoạn văn dưới chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? 2,Câu “ Vô ăn cơm!” của bé Thu, phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ? Vì sao? 3,Qua đoạn trích ở tren, em thấy bé Thu có thái độ như thế nào với ba của mình? 4,Qua đoạn trích ở trên, em thấy bé Thu có thái độ như thế nào với ba của mình?

2 câu trả lời

$1$.

$→$ Phương thức biểu đạt chính : Biểu cảm

$2$.

$→$ Câu “ Vô ăn cơm!” của bé Thu, không tuân thủ phương châm hội thoại lịch sự. Vì khi nói chuyện với người lớn chúng ta phải nói một cách lịch sự, lễ phép. Cần có chủ ngữ, vị ngữ rõ ràng.

$3$.

$→$ Qua đoạn trích trên, em thấy bé Thu có thái độ rất tức giận và cảm thấy xa lạ với người được gọi là "ông Sáu". Ngoài ra, Thu còn có thái độ mất lịch sự khi nói chuyện với ông Sáu.

$#Thúy Kiều$

1) Đoạn văn dưới chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

`-` Đoạn văn dưới chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt chính : Tự sự 

2) Câu “ Vô ăn cơm ! ” của bé Thu, phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ ? Vì sao?

`-` Câu “ Vô ăn cơm!” của bé Thu đã vi phạm phương châm hội thoại lịch sự 

`-` Vì khi nói chuyện với người lớn tuổi hơn phải lễ phép và tôn trọng người khác .

3) Qua đoạn trích ở tren, em thấy bé Thu có thái độ như thế nào với ba của mình?

`-` Qua đoạn trích ở tren, em thấy bé Thu có thái độ : bướng bỉnh ương ngạnh với ông Sáu vì bé Thu không tin ông Sáu là cha của mình mà chỉ tin người cha trong bức hình chụp chung với má .

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu : “Không chỉ học ở trường lớp, chúng ta còn có thể học hỏi từ chính những trải nghiệm trong cuộc sống, dưới nhiều hình thức. Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp. Đối với một số người, việc học kéo dài liên tục và suốt đời, không hề có một giới hạn nào cho sự học hỏi. Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng. Nhà văn Conrad Squies luôn tâm niệm: “Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền tảng cho sự thông thái, khôn ngoan”. Và dĩ nhiên, để thành công trong cuộc sống, để sống bình an trong một thế giới đầy biến động như hiện nay thì bạn cần phải trải nghiệm để tích lũy kinh nghiệm sống, để nâng cao những kỹ năng làm việc của bản thân mình.” (Theo Cho đi là còn mãi – Azim Jamal & Harvey McKinnon, biên dịch : Huế Phương, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2017, tr. 67) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Xác định biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích. Câu 3. Em có đồng tình với quan niệm của tác giả :“Học là việc cả đời, chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp.” ? Vì sao? Câu 4. Em hiểu thế nào về ý kiến : “Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng.”

2 lượt xem
2 đáp án
15 giờ trước