"Văn học là nhân học" ( M.Gorky) Em hãy bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân về câu nói trên bằng đoạn văn khoảng 150 câu. Không copy mạng ạ '-'

2 câu trả lời

Văn học, thứ nhạc điệu du dương trầm lắng có thể lay động tâm hồn của những kẻ khô cằn nhất. Nhưng thứ nhạc điệu đó không chỉ mang âm hưởng thiên liêng với ca từ mĩ lệ hay nhịp đàn hào nhoáng. khi đến với "Trăng sáng", Nam cao đã thốt lên: “Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” bởi ông hiểu được rằng: "Văn học là nhân học"( M.Gorky). Quy luật của văn học là phản ánh hiện thực cuộc sống. Như một điều tất yếu và hiển nhiên, cuộc sống không là hồ nước phẳng lặn và cuộc đời thường được ví như một vườn hoa muôn sắc. Như những con ong cần mẫn đi tìm mật ngọt cho đời, nhà văn, nhà thơ không chỉ đem đến cho người đọc những nội dung khô cằn hay cơn mưa phùn thoáng chốc mà phải trồng lên mãnh đất tâm hồn con người những đóa hoa thơm ngát, rợp sắc, là áng mây kéo đến cái mát ngọt dịu êm của dòng nước mùa hè lắng đọng. Tác phẩm văn học cần phải mặn mòi và thấm đẫm như muối của biển cả. Nó phải được gạn lọc từ hiện thực xô bồ của đời sống xã hội với biết bao yếu tố đan xen rối rắm. Nhà văn, nha thơ phải làm sao chọn lọc từ những cái đan xéo, chồng chất của cuộc đời để lấy ra cái gì tinh tuý, cốt lõi nhất, hoàn tan từng câu chữ, từng hương liệu gắn kết, lắng đọng đến tận nơi sâu kín nhất của con người. Văn học bám chặt lấy sự sống để lớn lên với tư cách là đứa con tinh thần của muôn người. Nhà văn, nhà thơ chân chính cần làm sao bén rễ câu từ vào sâu trong tâm hồn đọc giả, dùng giọt mực sâu lắng, nét bút đậm đà để nuôi nấng cho tác phẩm đâm chồi, kết quả. Đất mẹ là cội nguồn của cuộc sống và là kết thúc của một vòng tuần hoàn. Một “đóa hoa” sẽ vươn lên rực rỡ khi nó có được sự bao bọc của người đọc và được tưới mát bằng dòng nước ngọt ngào của những tâm hồn rung động.  Dù ban cho tác phẩm nhịp đập, linh hồn và hơi thở nhưng cuộc sống, số phận và sinh tử của những "đứa con" yêu dấu này lại nằm trọn trong tay của những đọc giả. Chỉ đến khi được người đọc tiếp nhận thì mới gọi là hoàn thiện nhất. Một tác phẩm muốn thành công bắt buộc phải chiếm giữ được vị trí quan trọng trong lòng của mỗi người đọc, phải lưu lại được những cái độc đáo và ấn tượng nhất. Chính bởi nghệ thuật là lĩnh vực của độc đáo, là lăng kính muôn màu muôn vẻ, là một thế giới với sự vận động và phát triển không ngừng theo dòng chảy của thời gian. Mỗi một thời đại, mỗi một mốc son lịch sử là một lần văn học chuyển mình. Nhà văn, nhà thơ phải biết dùng màu sắc đơn điệu của mực vẽ ra một “thế giới”. Một thế giới dựa trên nền tảng của đời sống hiện thực, mang theo dấu ấn và hương vị mặn mòi của cuộc sống, cái chua chát của cuộc đời nhưng lại chẳng phải tấm gương một chiều quá đỗi thành thực. Đó là một thế giới tách biệt và thấm đẫm hương vị của cảm xúc. Nói một cách đầy đủ, thế giới văn học là thành phẩm của những nguyên liệu góp nhặt từ cuộc sống thực tại hòa quyện với những xúc cảm, sự rung động và những suy nghĩ, những trải nghiệm và chắc lọc của người nghệ sĩ. Rồi thông qua ngòi bút tài tình, nhìn nhận, đúc kết từ những khía cạnh và cách nhìn sáng tạo riêng biệt mà nhào nặn thành hình hài hoàn chỉnh. Để có được một khối “thế giới” thống nhất, tinh xảo, hoàn thiện và cứng cáp nhất, nó đòi hỏi người nghệ sĩ phải có cái tình yêu và sự nhạy cảm trước sự đời, phải trải cái gian khó của cuộc sống để lắng lọc, chắc chiu những cái tinh túy, thuần khiết nhất, cao đẹp nhất được “kiến tạo” qua một quá trình dài. Nói vậy, văn học không thể thoát ly với bản chất cuộc sống, không thể thoát li khỏi cội nguồn của nó, cuộc đời là nơi khởi nguồn và đi đến của văn học. Để rồi ta phải thấu cái bản chất của cuộc sống thực chất cũng là bản chất của con người vì thế chẳng gì khó hiểu khi ai đó khẳng định văn học chính là nhân sinh học cả.

          M. Gorki đã từng nói: “Văn học là nhân học”. Vậy văn học là gì, nhân học là gì? Văn học là một môn nghệ thuật mang ý nghĩa đặc biệt cho cuộc sống. Đó là những tác phẩm phản ánh hiện thực trong cuộc sống. Văn học thể hiện những tư tưởng, tình cảm của người viết qua cách sử dụng nghệ thuật biểu đạt. Còn nhân học là bản thân con người học những kiến thức, các vấn đề trong cuộc sống. Câu văn đó có nghĩa là chúng ta học văn như chính học cách làm người.  Với văn chương, chất liệu đầu liên để cấu thành tác phẩm là ngôn từ nhưng yếu tố cuối cùng quyết định sự sống còn của tác phẩm lại không phải là ngôn từ. Đó chính là hình tượng nhân vật.Học văn hay làm văn, viết văn cũng vậy thôi. Cũng là để nhận thức đúng đắn hơn về cuộc sống và con người. Bản chất của cuộc sống cũng là bản  chất của con người. Mỗi người khi chấp nhận con đường về nghiệp văn tức là đã chấp nhận đương đầu với thử thách. khó khăn để sống đúng và hiểu đúng hơn về con người, về cuộc đời. Chính vì thế mà văn học đã lựa chọn cuộc đời làm người bạn đồng hành tri âm của mình. Và cũng chính vì lẽ đó mà văn học phài là nhân học, chứ không nào khác được.

nguyenduyhungk6

no copy

Câu hỏi trong lớp Xem thêm