Vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể để phân tích áo dài

1 câu trả lời

Ngược dòng lịch sử, không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ lúc nào và hình dáng ra sao, mặc dù đang có nhiều nỗ lực nghiên cứu. Những hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây hàng ngàn năm, cho thấy hình phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ. Kiểu sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, khi mặc thì hai cổ áo giao nhau áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy, thắt lưng buông thả. Người xưa đi chân đất, người quyền quí thì mang guốc gỗ, dép giày. Ngoài chiếc áo giao lãnh còn có kiểu áo tứ thân, gồm bốn vạt nửa: vạt nửa trước phải, vạt nửa trước trái, vạt nửa sau phải và vạt nửa sau trái. Kiểu áo này do chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) định ra là áo năm thân cổ đứng cài khuy. Áo ngũ thân che kín thân hình không để hở áo lót. Mỗi vạt có hai thân nối sống thành bốn vạt , tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, và vạt con nằm dưới vạt trước chính là thân thứ năm tượng trưng cho người mặc áo. Vạt nhỏ nối với hai vạt lớn nhờ cổ áo có bâu đệm và khép kín nhờ năm chiếc khuy tượng trưng cho quan niệm về ngũ thường của Nho giáo trong triết học Đông phương.

Đặc biệt trong thời kỳ này, để tỏ rõ quyết tâm độc lập với Đàng Ngoài, Nguyễn Phúc Khoát còn quy định y phục mới cho dân chúng, cụ thể là Phụ nữ phải mặc áo dài và quần chứ không mặc váy như ở Đàng Ngoài. Ông giao cho triều thần nghiên cứu tham khảo chiếc áo dài của người Chàm (tiếng Chàm là áo Aw Kamei Cam) gần như áo dài hiện nay nhưng không xẻ nách, với áo dài của phụ nữ Thượng Hải là Sườn xám xẻ đến đầu gối và áo dài tứ thân của ta, để chế ra áo dài cho Phụ nữ Đàng Trong và phải mặc với quần hai ống như thế để phân biệt với chiếc quần không đáy (tức là cái váy, cái củn). Chữ quần ……thuộc bộ y chỉ đồ mặc để che phần dưới thân thể của đàn bà Việt Nam ngày xưa, phải được hiểu và phải được dịch Nôm là cái váy, để khỏi nhầm lẫn với cái quần đàn ông. Điều này được tranh dân gian Oger (1909) chứng minh rõ ràng hơn qua một tấm vẽ đàn bà mặc váy. Tranh được ghi chú bằng chữ Hán Nôm “ dã phụ y thử quần, tục danh quần đùm “. Người đàn bà trong tranh mặc váy, do đó chữ quần (Hán) phải được dịch (Nôm) là váy. Váy đùm là váy buộc túm cạp lại.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm