Vận dụng cao - Liên hệ để giải thích được tình hình phát triển, phân bố một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta hiện nay. ( Ai biết giải giúp mình, cảm ơn nhiều)
1 câu trả lời
Phát triển ngành công nghiệp vùng được phân chia thành 7 vùng lãnh thổ: Vùng Trung du miền núi phía Bắc cần tập trung phát triển các ngành khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến nông, lâm sản, công nghiệp thủy điện, một số dự án luyện kim. Tại các tỉnh dọc tuyến hành lang Lào Cai - Hà Nội sẽ phát triển công nghiệp lắp ráp linh kiện, công nghiệp hỗ trợ theo hướng hợp tác và khai thác thị trường Trung Quốc, thúc đẩy phát triển toàn tuyến hành lang. Từ đó, xem xét hình phát triển một số dự án có quy mô lớn trong vùng, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển công nghiệp cả vùng.
Đối với vùng Đồng bằng sông Hồng, cần tập trung phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim, hóa chất, nhiệt điện, công nghiệp công nghệ cao. Đồng thời, phát triển có chọn lọc công nghiệp hỗ trợ sản xuất linh kiện cơ khí, ô tô, xe máy, linh kiện điện tử xung quanh Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Quảng Ninh.
Vùng Duyên hải miền Trung tập trung phát triển các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến hải sản, cơ khí đóng tàu, luyện kim và các ngành công nghiệp gắn với lợi thế vận tải biển; Kêu gọi đầu tư các ngành công nghiệp gắn với phát triển của hệ thống cảng biển và với trục hành lang Đông - Tây; Nghiên cứu phát triển các ngành công nghiệp phục vụ nhu cầu tuyến đường Hồ Chí Minh.
Vùng Tây Nguyên ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến cây công nghiệp, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng tại các khu vực có điều kiện thuận lợi về hạ tầng và gắn kết với hệ thống giao thông.
Với vùng Đông Nam bộ, tập trung phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, dầu khí và các chế phẩm hóa dầu, hóa chất, công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ cao; nghiên cứu phát triển công nghiệp phụ trợ.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long tập trung phát triển các ngành chế biến nông sản, thủy hải sản xuất khẩu, công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp, đóng và sửa chữa các loại phương tiện đánh bắt xa bờ kết hợp xem xét bố trí một số dự án công nghiệp cơ khí, đóng và sửa chữa tàu thuyền gắn với mạng lưới cảng biển và cảng sông. Đồng thời, đầu tư hoàn chỉnh cụm khí - điện - đạm Cà Mau theo hướng hình thành một khu liên hợp công nghiệp lớn của vùng.
Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế công nghiệp vùng
Thứ nhất, về vị trí địa lý kinh tế. Vị trí địa lý kinh tế của vùng là nhân tố đầu tiên cần được xem xét khi xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp. Nếu vùng có vị trí địa lý ở đầu mối giao thông, đầu mối giao lưu kinh tế quốc tế sẽ là lợi thế cạnh tranh trong trong phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng. Vị trí địa lý thuận lợi cho phép khai thác tối đa các nguồn lực và lợi thế so sánh vùng.
Thứ hai, môi trường chính trị - pháp luật. Môi trường chính trị - pháp luật được tạo lập từ hệ thống các luật lệ, các cơ quan quyền lực nhà nước và tác động mạnh mẽ đến hoạt động của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội. Đối với DN, pháp luật không những điều tiết, bảo vệ quan hệ giữa các bên tham gia giao dịch mà còn giải quyết tranh chấp, ngăn ngừa sự thỏa hiệp, giảm giá, độc quyền, thao túng thị trường, dựng nên các rào cản về kỹ thuật… Rõ ràng, hệ thống chính sách pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động công nghiệp.
Thứ ba, hoàn thiện cơ chế, chính sách. Thực tế có rất nhiều cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp. Một số cơ chế, chính sách cơ bản và có tác động trực tiếp đến sự phát triển công nghiệp vùng bao gồm: Cơ chế tạo môi trường pháp lý, cơ chế đăng ký kinh doanh, cơ chế kiểm soát trong lĩnh vực công nghiệp; chính sách thuế, tài chính, tín dụng; chính sách đất đai và mặt bằng sản xuất kinh doanh; chính sách khuyến công; chính sách phát triển nguồn nhân lực; chính sách thu hút đầu tư cho phát triển công nghiệp; chính sách khoa học - công nghệ.
Thứ tư, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Đây là nền tảng để phát triển công nghiệp của vùng, là tiền đề quan trọng, tác động lớn đến chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành, giá cả sản phẩm và lợi nhuận của DN. Kết cấu hạ tầng công nghiệp bao gồm: Các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cung ứng điện năng, cấp thoát nước... Sự phát triển kết cấu hạ tầng phải đi trước sự phát triển công nghiệp của mỗi địa phương. Sự hình thành và phát triển công nghiệp của vùng đến lượt mình, lại thúc đẩy sự phát triển đồng bộ hóa của hệ thống kết cấu hạ tầng.
Thứ năm, ứng dụng khoa học - công nghệ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DN. Điều này không những tạo ra những khả năng sản xuất mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành, mà còn tạo ra những nhu cầu mới và chính những nhu cầu này đòi hỏi sự ra đời một số ngành kinh tế trọng điểm, đại diện của công nghệ tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao và tạo ra giá trị gia tăng lớn. Để có công nghệ phù hợp, DN cần có thông tin đầy đủ về công nghệ, chuyển giao công nghệ; nghiên cứu, cải tiến, đầu tư, ứng dụng công nghệ và hợp lý hóa sản xuất; đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề người lao động nhằm sử dụng hiệu quả công nghệ hiện đại.
Thứ sáu, phát triển nguồn nhân lực. Trong điều kiện mở cửa hội nhập, từ những người làm công tác hoạch định chính sách, chỉ huy điều hành đến trực tiếp tổ chức thực hiện ở cơ sở đóng vai trò quyết định đến sự thành công của mục tiêu phát triển công nghiệp của vùng. Thực tế, khi các yếu tố sản xuất cổ điển ngày càng dễ tiếp cận nhờ toàn cầu hóa, lợi thế cạnh tranh trong những ngành công nghiệp ngày càng được quyết định bởi khác biệt về kiến thức, kỹ năng và tay nghề của người lao động.
Để phát huy được vai trò của kinh tế công nghiệp vùng trong phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương nói riêng và quốc gia nói chung, bên cạnh việc xác định rõ chiến lược phát triển và các nhân tố ảnh tác động thì việc đưa ra các giải pháp mang tính dài hạn có vai trò hết sức quan trọng.
Giải pháp phát huy nguồn lực phát triển kinh tế công nghiệp vùng
Để phát huy được vai trò của kinh tế công nghiệp vùng trong phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương nói riêng và quốc gia nói chung, bên cạnh việc xác định rõ chiến lược phát triển và các nhân tố ảnh tác động thì việc đưa ra các giải pháp mang tính dài hạn có vai trò hết sức quan trọng. Theo đó, các giải pháp tranh thủ các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn ODA, vốn viện trợ để đầu tư phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm; Xây dựng hệ thống chính sách ưu đãi, thông thoáng và tổ chức tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến đầu tư để thu hút nguồn vốn trong dân, của các DN, các thành phần kinh tế, của nước ngoài đầu tư vào ngành công nghiệp. Khuyến khích các DN tăng quy mô vốn kinh doanh và tăng hiệu quả đầu tư...
Đối với công nghệ, giải pháp dài hạn ưu tiên ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Mở rộng hợp tác quốc tế về khoa học - công nghệ, đa dạng hóa các loại hình hợp tác để tranh thủ tối đa sự chuyển giao công nghệ hiện đại từ đối tác nước ngoài. Khuyến khích phát triển các dịch vụ công nghệ, định kỳ mở hội chợ công nghệ, lập ngân hàng dữ liệu thông tin công nghệ mới. Hình thành các trung tâm chuyển giao công nghệ. Chú trọng thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ nguồn từ các nước phát triển. Xây dựng và triển khai các dự án phát triển công nghiệp có quy mô lớn mang tính liên vùng nhằm làm hạt nhân lan tỏa thúc đẩy sự phát triển của các vùng khác.