Văn chuong không có gì riêng sẽ không là gì cả Hãy làm sáng tỏ qua vẻ đẹp của sông đà và sông Hương Giúp mình mình đang cần gấp

1 câu trả lời

1. Giải thích

- Riêng: là nét mới độc đáo

- Vì sao văn chương cần có cái riêng:

+ Vì văn chương là lĩnh vực của cái độc đáo, mỗi tác phẩm văn chương phải có nét riêng và nét mới ở nội dung, hình thức và ý tưởng. Mỗi nhà văn phải có chân trời riêng, khám phá riêng, tạo thành phong cách riêng. Phong cách càng độc đáo thì sức hấp dẫn càng lớn.

+ Văn chương không có nét riêng sẽ không là gì cả: mới mẻ, độc đáo là điều kiện tồn tại của tác phẩm văn chương.... cái bình thường là cái chết của nghệ thuật nên mỗi nhà văn phải sáng tạo không ngừng.

=> Câu nói nhấn mạnh tầm quan trọng của phong cách nghệ thuật của người nghệ sĩ ngôn từ trong việc đem đến cái độc đáo cho tác phẩm.

2. Chứng minh nhận định qua hai tác phẩm để làm rõ vấn đề nghị luận

a) Phân tích hình ảnh con sông Đà

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hình tượng con sông Đà

- Nét riêng trong việc lựa chọn, xử lí đề tài, xác định chủ đề:

+ Hình ảnh con sông Đà ngang tàn, độc đáo, chảy về hướng Bắc mang vẻ đẹp vừa kì vĩ vừa thơ mộng, cuốn hút cảm xúc của Nguyễn Tuân.

+ Trong số rất nhiều áng thơ văn hay viết về những dòng sông trên đất nước ta thì hình ảnh sông Đà mang nét riêng có nhất: nó như một sinh thể sống có tâm địa và diện mạo như kẻ thù số một của con người

- Nét riêng trong việc cảm nhận và miêu tả dòng sông:

+ Sự hùng vĩ của sông Đà được lựa chọn bằng những hình ảnh chi tiết tiêu biểu: vách đá,  mặt ghềnh, hút nước, thạch trận…

+ Vẻ đẹp của sông Đà còn được nhà văn miêu tả như một dòng chảy trữ tình tràn trên trang viết. Sự trữ tình của sông Đà cũng được lựa chọn ở chi tiết tiêu biểu: dáng vẻ, màu nước, bờ bãi trên sông:.....

- Nét riêng trong nghệ thuật:

+ Hình tượng cái tôi độc đáo, tài hoa, uyên bác

+ Sự am hiểu sâu rộng về kiến thức lịch sử, văn hóa, địa lí.....

+ Tình yêu và những cảm xúc say mê, mãnh liệt của nhà văn trước cái đẹp của thiên nhiên, đất nước.

+ Hành văn biến hóa linh hoạt...

=> Đánh giá chung: Người lái đò sông Đà là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách Nguyễn Tuân và thể hiện sự thay đổi và sự thống nhất trong sáng tác của nhà văn. Tác phẩm và đặc biệt là hình ảnh dòng sông Đà là đóng góp đặc biệt và riêng có của Nguyễn Tuân cho thể tùy bút viết về con sông quê hương.

b) Phân tích hình ảnh sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hình tượng con sông Hương.

- Nét riêng trong việc lựa chọn, xử lí đề tài, xác định chủ đề:

+ Hình ảnh sông Hương thơ mộng, trữ tình, trầm mặc như triết lí như cổ thi được cảm nhận từ góc độ địa lí, văn hóa, lịch sử....

+ Vẻ đẹp của sông Hương là vẻ đẹp của chiều sâu tâm hồn và văn hóa con người Huế....

- Nét riêng trong cách nhìn, cách cảm thụ của tác giả:

+ Dưới ngòi bút tài hoa, lịch lãm, hướng nội của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương luôn được cảm nhận ở vẻ đẹp giàu nữ tính: Ở thượng nguồn; Ở đồng bằng; Ở trung tâm thành phố Huế; Rời khỏi kinh thành Huế; Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử, thi ca, âm nhạc Huế....

- Nét riêng trong nghệ thuật:

+ Bút pháp tả ít gợi nhiều, so sánh độc đáo, mới lạ

+ Hành văn hướng nội.....

+ Tư liệu chính xác, phong phú.

+ Khả năng quan sát tinh tế, nhiều hình ảnh giàu chất thơ.

+ Ngôn ngữ sống động, linh hoạt, đậm chất trữ tình.

=> Áng văn giàu chất thơ thể hiện những khám phá, những cảm nhận riêng có của tác giả về sông Hương và xứ Huế.
Đánh giá: sông Hương trong bút kí là sản phẩm của một cái tôi nghệ sĩ tinh tế, tài hoa, một cái tôi giàu văn hóa và trí tưởng tượng, say đắm trong tình yêu quê hương đất nước. Cái tôi “riêng có” của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm nên sự đa dạng cho thể kí và làm nên vẻ đẹp phong phú và đa dạng đậm chất thơ của sông Hương.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm