Vai trò của Địa lý du lịch?

1 câu trả lời

Du lịch ngày nay đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói, công nghiệp trắng, không có sản phẩm tồn kho. Du lịch đã mang lại một nguồn thu nhập đáng kể cho quốc gia, một số nước nền kinh tế được cất cánh bay cao là nhờ có sự góp phần của ngành kinh tế du lịch. Ngoài ra du lịch còn đóng vai trò rất to lớn trong việc gìn giữ, hồi phục sức khoẻ và tăng cường sức sống cho con người, có tác dụng hạn chế các bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và tăng khả năng lao động. Thông qua hoạt động du lịch, đông đảo quần chúng có điều kiện tiếp xúc với những nền văn hoá phong phú và lâu đời của các dân tộc, tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia. Du lịch còn tạo cho con người có những thời gian nghỉ ngơi giải trí lành mạnh và bổ ích, tạo điều kiện cho con người tiếp xúc và gần gũi với thiên nhiên.
Muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao, phát triển ổn định hài hoà, thoả mãn nhu cầu của du khách, ngành du lịch cần thiết phải có sự liên kết và hỗ trợ nhiều ngành khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và các ngành kỹ thuật nhằm giải quyết các vấn đề về lý thuyết và thực nghiệm.
Trong số các ngành khoa học nói trên có khoa học Địa lý. Địa lý học đã từ lâu có mối quan hệ gần gũi với du lịch. Những cuộc vượt biển đi tìm những vùng đất mới có nhiều của ngon vật lạ, các cuộc phát kiến địa lý vĩ đại vào thế kỷ 15 –19 làm xuất hiện nhu cầu đi du lịch đó đây. Trong quá trình phát triển của mình, địa lý học đã có nhiều công trình nghiên cứu tổng hợp các lãnh thổ tự nhiên- kinh tế và các hợp phần của tự nhiên, những tài liệu này rất cần thiết cho việc hình thành các lãnh thổ du lịch, cũng từ đó ngay trong khoa học, địa lý đã xuất hiện một hướng mới –Địa lý du lịch nghỉ ngơi (Recreatio) vào những năm 60-70 của thế kỷ 20. Địa lý du lịch đã được giảng dạy ở các khoa Địa lý trong các trường đại học, ngoài ra còn xuất bản các giáo trình về Địa lý du lịch.
1/Nghiên cứu về tài nguyên du lịch, điều tra, kiểm kê, đánh giá và phân bố tài nguyên, thành lập bản đồ địa lý du lịch.
1. Nghiên cứu tổng lãnh thổ Du lịch nghỉ ngơi (CTR –Complex Territorrial Tecreation)
CTR là một thành tạo của tài nguyên, nếu không có nhu cầu du lịch thì không phải là tài nguyên du lịch.
· Sự xuất hiện nhu cầu về du lịch sẽ cần phải có sự nghiên cứu và phân loại đánh giá CTR.
· Do tác động của nhu cầu xã hội và có thêm vào lực lượng lao động và các phương tiện di chuyển thì các CTR có giá trị sẽ trở thành CTR thực tại.
· Sự gia tăng các nhu cầu du lịch sẽ đưa tới sự chuyển đổi các CTR ít thuận lợi về đặc tính tài nguyên du lịch sau khi đã được cải tạo.
2. Các đặc tính quan trọng nhất của tài nguyên du lịch:
· Trữ lượng, khối lượng tài nguyên (lượng nước khoáng, diện tích lãnh thổ du lịch có giá trị). Tiềm năng du lịch trong các tuyến điểm tham quan (thời gian dài, ngắn). Các trung tâm du lịch, cần phải xác định được tiềm năng của CTR. Mức độ khai thác tối ưu, sức chứa.
· Diện tích phân bố tài nguyên (kích thước, tầng chứa nước; các bãi tắm, diện tích rừng, độ dẫn nước của lãnh thổ; ranh giới lớp tuyết phủ ổn định). Diện tích phân bố tài nguyên cho phép xác định tiềm năng đất đai dành cho Recreatio, xác định phạm vi bảo vệ môi trường, vệ sinh của vùng.
· Thời kỳ có thể khai thác (thời gian kéo dài; thời kỳ khí hậu thời tiết thuận lợi, mùa tắm, lớp tuyết phủ ổn định, xác định mùa du lịch, nhịp điệu các luồng du lịch).
· Tính ổn định của lãnh thổ cho nhiều loại hình tài nguyên, tạo sức hút bằng các cơ sở hạ tầng và sức hút các luồng du khách về nơi có độ tập trung các tài nguyên Recreatio.
· Khối lượng đầu tư tương đối thấp từng thời gian nhằm để bảo vệ mức độ sử dụng tài nguyên tự nhiên một cách hợp lý và đề xuất một số các biện pháp cần thiết về cải tạo trồng cây gây rừng, xây dựng các điều kiện tối ưu cho CTR.
3.Phân loại tài nguyên du lịch –Mỗi loại tài nguyên đều mang đặc tính chuyên môn.
· Đối với mục đích nghỉ ngơi, an dưỡng, chữa bệnh sử dụng các loại tài nguyên nước khoáng, bùn chữa bệnh, khí hậu thời tiết hợp với sinh lý con người làm tăng hiệu quả của việc điều trị bệnh; hang động có muối khoáng, vì khí hậu độc đáo trong hang động (phương pháp hang động trị liệu pháp); đặc tính, vẻ đẹp sự hấp dẫn của cảnh quan làm tăng hiệu quả chữa bệnh và phục hồi sức khoẻ, tâm sinh lý.
· Đối với mục đích du lịch thể dục thể thao và tham quan du lịch –cần có những lãnh thổ có các đặc điểm khó có thể vượt qua một cách dễ dàng, hoặc có một số trở ngại, ghềnh thác, vượt đèo núi, vượt qua sông suối, vùng ít dân cư, và các vùng xa xôi hẻo lánh. Các đối tượng của các cuộc du lịch đặc biệt, tham quan là: các di tích văn hoá lịch sử, thắng cảnh tự nhiên, các đối tượng kinh tế độc đáo, các ngày lễ, tết, vía giỗ dân gian, các dân tộc bản làng buôn, khu vui chơi lễ hội dân tộc, công nghiệp mỹ nghệ, cổ truyền…
4. Đánh giá tài nguyên du lịch: có 3 kiểu đánh giá.
· Y học –Sinh lý học phát hiện được mức độ thuận lợi của môi trường, cảnh quan tự nhiên tới việc tổ chức nghỉ ngơi chữa bệnh.
· Tâm lý –Mỹ học phân tích đặc tính của các tài nguyên đã tác động tới cảm xúc của du khách khi đứng trước cảnh đẹp.
· Kỹ thuật xác định tính chất có lợi nhất của tài nguyên sẽ được sử dụng cho việc tổ chức các loại hình du lịch, nghỉ ngơi khả năng có thể hình thành chuyên môn hoá và các tổng thể CTR.
2/Du lịch và vấn đề bảo vệ tài nguyên du lịch.
Con người luôn luôn thích đi du lịch, được đi chơi đó đây trong một số ngày nghỉ trong năm là một điều thú vị và là hình thức nghỉ ngơi tích cực, có văn hoá. Quan hệ với tự nhiên của con người được thể hiện qua sự tiếp xúc trực tiếp với các cảnh đẹp của tự nhiên, sự tiếp xúc này phải thể hiện rõ sự trân trọng, đối xử có đạo đức. Đứng trước vẻ đẹp do thiên nhiên và con người tạo nên cần phải có quan hệ đối xử ở mức độ văn hoá cao.
Một trong các nhiệm vụ chính của du lịch là dạy cho con người biết yêu mến và kính trọng tự nhiên, hiểu biết các quy luật của tự nhiên, thật sự có ý thức bảo vệ. Vai trò làm chủ tự nhiên luôn luôn làm giàu có thêm cho nền văn minh loài người. Nếu chúng ta can thiệp tích cực vào các quá trình tự nhiên thì cần phải có sự cân nhắc kỹ càng, kết hợp xem xét các quy luật tự nhiên để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Xuất phát từ quan điểm đó, ngành du lịch cần phải trở thành một trong những ngôi trường giáo dục con người, ngôi trường của thẩm mỹ và nhân đạo. Du lịch là một ngành kinh tế sử dụng một phần lớn tài nguyên thiên nhiên, điều đó không có sự thay đổi. Trong một số trường hợp du lịch có thể gây ra sự thay đổi tổng thể tự nhiên, sự biến đổi này phần lớn là sự biến đổi xấu đi.
Đặc điểm của mối quan hệ hỗ tương giữa du lịch và tự nhiên phụ thuộc vào các loại hình du lịch và các kiểu cảnh quan tương ứng. Mối quan hệ là quan hệ đôi: loại hình du lịch –cảnh quan.
· Cảnh quan biển –tắm biển, thể thao biển.
· Cảnh quan miền núi –thể thao vùng núi, nghỉ mát vùng núi.
· Cảnh quan suối nước nóng –chữa bệnh.
· Cảnh quan văn hoá, đền đài, lăng tẩm –tham quan công trình văn hoá.
Mỗi cặp quan hệ đó đều mang đặc tính riêng biệt, chỉ đặc tính cho riêng nó.
Người du lịch thường phải di chuyển trên một khoảng cách khá lớn và sử dụng phương tiện vận tải, họ thường chú ý nhiều tới di tích lịch sử và nền văn hoá dân tộc, đối với tự nhiên thường là không gây ảnh hưởng lớn. Có loại hình du lịch khác –du lịch thể thao là loại hình liên hệ rất chặt chẽ với tự nhiên, bởi vì họ du lịch trong nhiều tuần liên tiếp và tới các miền còn hoang dã, thưa thớt dân cư. Mục đích của cuộc du lịch không đơn giản là tiếp xúc với tự nhiên và hoà nhập vào tự nhiên, họ còn tìm kiếm các vùng hoang dã, nhiệm vụ họ đặt ra là phải khắc phục vượt qua nhiều khó khăn và trở ngại thì càng tốt (thường là các cuộc thi thể thao). Đồ dùng thức ăn mang theo hạn chế chỉ sử dụng trong một thời gian ngắn, nơi ăn ngủ đơn giản không có tiện nghi. Lộ trình của du lịch thể thao thường là bị khống chế cả về lộ trình và thời gian, có thể vượt qua nhiều dạng địa hình phức tạp, vượt rừng núi, đầm lầy, biển cả, có thể đương đầu với nhiều mối nguy hiểm đe doạ sự sống. Dạng du lịch này không có chỗ đứng cho những người yếu đuối, kém chịu đựng gian khổ và thử thách đang chờ đợi, con người ở đây phải biết định hướng, biết tìm trong tự nhiên những gì cần cho mình như thức ăn, nước uống… Người tham gia vào các du lịch thể thao thường là dân thành phố, nên nhớ sự tiếp xúc với tự nhiên là cả một sự kiện đáng nhớ trong đời. Họ là những người tác động rất mạnh tới môi trường tự nhiên. Các nhà du lịch chân chính rất thận trọng khi phải sử dụng những gì mà tự nhiên có thể cung cấp cho họ, họ sẽ không chặt phá cây rừng khi lấy trái cây, lấy củi để đốt lửa trại đấy là một truyền thống không thể thiếu được khi đi dã ngoại đôi khi họ cũng phải cân nhắc ở từng nơi, từng chỗ. Song cũng có nhiều khách du lịch do không có ý thức nên đã gây ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên, đôi khi dẫn tới sự huỷ diệt môi trường: gây các đám cháy rừng, xả rác sau khi ăn uống, chặt cây cối, săn bắn động vật, cá không đúng qui định.
Ở đây có hai quan điểm nhận định thủ phạm gây ô nhiễm môi trường tự nhiên:
· Thứ nhất cho rằng người du lịch là thủ phạm nên cần phải có sự giáo dục họ ý thức đối với môi trường tự nhiên qua các hành động cụ thể.
· Thứ hai cho rằng thủ phạm chính là các ngành kinh tế không trang bị cho họ kiến thức về bảo vệ môi trường, hành động xả rác, hộp đựng thức ăn trong rừng không phải lỗi của người du lịch mà là lỗi của các ngành công nghiệp không sản xuất các loại hàng hoá có khả năng tự tiêu huỷ, mô tơ cho thuyền đua còn gây ô nhiễm bằng chất thải dầu khí, tiếng ồn… Ở đây muốn nói tới các nhà công nghiệp cần có nghiên cứu sáng tạo các loại hàng hoá vô hại đối với môi trường cho người du lịch. Công nghiệp và du lịch đang trên con đường gặp gỡ nhau, công nghiệp có nhiệm vụ tạo ra cơ sở hạ tầng tốt hơn, làm giảm nhẹ các cuộc di chuyển và đồ dùng sinh hoạt thích hợp cho người du lịch, đồng thời có khả năng bảo vệ môi trường (các chất đốt cho lửa trại trong mọi loại hình du lịch dã ngoại, núi cao khí hậu khô hạn…).
· Sức chứa của tự nhiên thường là có hạn định, nếu vượt quá mức đó (dù có tôn trọng nội qui) thì vẫn ảnh hưởng tới trạng thái môi trường (thú rừng có thể bỏ địa điểm đi nơi khác, rừng cây có sự thay đổi các thảm cỏ sẽ huỷ hoại nếu có ngưởi dẫm dẹp, ra hoa kết trái chậm đi…).
Để giải quyết vấn đề bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường du lịch cần thiết nghiên cứu các vấn đề:
· Sức chứa cho phép của các tổng thể địa lý du lịch, phải nghiên cứu 5 giai đoạn của quá trình thoái hoá môi trường, các quần thể thực vật (tính bền vững của thảm cỏ, cây cối với sự tác động của khách du lịch).
· Ngoài vấn đề bảo vệ cũng cần phải nói tới vấn đề cải tạo tự nhiên trong du lịch rất quan trọng. Con người sẽ thọng qua con đường cải tạo để xoá bỏ các yếu tố tự nhiên vì không có lợi cho du lịch và tạo nên một sự hài hoà giữa tự nhiên và nhân tạo, tạo các con đường mòn đi bộ, xây dựng các khu đốt lửa trại trong khu du lịch, tăng diện tích nhà nghỉ, an dưỡng, cơ sở du lịch.
· Việc bảo vệ các khu rừng cấm quốc gia đã được sử dụng cho du lịch tham quan, việc bảo vệ ở đây hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ và ý thức tự giác của du khách. Việc tham quan tài nguyên này cần có chế độ tham quan, cần xác định rõ cho khách biết họ không phải là chủ mà là khách, vạch ra các lộ trình khống chế, thành lập các khu tham quan, có bảo tàng vườn cây đặc trưng cho vườn cấm, hạn chế thời gian du khách trong khu rừng cấm; không nên xây dựng các đường sá lớn, đường truyền tải điện –thông tin liên lạc trong rừng cấm.
· Việc bảo vệ môi trường mỗi nơi đều có sự khác nhau, có sự chuyên môn hoá. Ở ngoại vi thành phố, các đai rừng đóng vai trò bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường sống khỏi bị ô nhiễm do sự phát triển của kinh tế, là nơi nghỉ ngơi cuối tuần của dân thành phố.
· Xuất hiện một số các vấn đề mới cần phải được giải quyết: giải quyết vấn đề mùi từ các tổng thể chăn nuôi lớn có khả năng phân tán theo chiều gió tới 10 km, tiếng ồn từ các sân bay, nhà mày, các cơ sở nông nghiệp; ô nhiễm nước sông, hồ do nước thải công nghiệp sinh hoạt; nước uống sạch cho con người và gia súc, thường những vùng lấy và chứa nước cho thành phố đều có các cảnh quan đẹp nên thu hút khách du lịch tới đó.
· Một số loại hình du lịch đều có ảnh hưởng tới nhau (làm phiền lẫn nhau) một cơ sở nghỉ mát có sức chứa 500 người/tháng sẽ lấy đi chỗ nghỉ của 1000 khách khi họ chỉ nghỉ thời gian ngắn, nên cần phải xây dựng khu nhà nghỉ dài ngày và ngắn ngày ở các vùng ngoại vi thành phố.
· Cần có sự phân chia ranh giới khu du lịch và sử dụng tài nguyên du lịch với các ngành kinh tế khác: vùng núi đá vôi, khai thác dầu ở biển và khu bãi tắm du lịch…
· Cần phải bảo vệ cảnh quan tự nhiên của vùng núi, nhất là nơi có các thắng cảnh đẹp có một không hai, cần có sự kiểm soát gắt gao việc làm láng trại, đốt lửa trại trong một khu vực nhất định và hạn chế.
· Bảo vệ các cảnh quan tự nhiên nguyên thuỷ khi xây dựng nhà cửa, phải có sự hài hoà bảo đảm tỉ lệ, tạo nên sự thoáng mát cân đối.
· Ven bờ biển, sông cần phải bảo vệ chống bồi lở, vùng ven biển, núi cần chống xói mòn, quá trình sụt lở ở các sườn, điều hoà dòng chảy, bảo vệ thảm thực vật.
· Vùng ven biển –tắm biển chống ô nhiễm là vấn đề cần thiết và cấp bách.
· Vấn đề du lịch thể thao trên núi tuyết ảnh hưởng tới thảm thực vật dưới rừng.
· Xả rác ở rừng, sườn núi, bên đường đi, nơi nghỉ chân trên đường, đỉnh đèo, các nơi này thường không có người dọn dẹp –vấn đề này cần được các trường đào tạo du lịch và câu lạc bộ du lịch đưa vào chương trình giảng dạy.
· Trên đây là một số vấn đề cần phải giải quyết để bảo vệ môi trường phục vụ cho du lịch. Việc giải quyết các vấn đề trên cần phải giải quyết một cách tổng hợp đồng bộ đi kèm theo một số biện pháp bảo vệ hữu hiệu.

cho mình xin hay nhất ạ

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hôm má đã xám đen lại. Thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm nằm trước, A Sử trói Mị. Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mặt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đệm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biệt đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. Trong nhà tối bung. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủđương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cặt nủ dầy mây. A Phủ thờ phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đen lúc gỡ được hết dây trời ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc..... (Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, NXBGD Việt Nam, 2010) Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên để thấy biến đổi tâm trạng của nhân vật. Từ đó, hãy chỉ ra giá trị nhân đạo của tác phẩm.

3 lượt xem
1 đáp án
15 giờ trước