Vai trò của chủ nghĩa mác lê nin đối với việt nam nói riengvà thế giới nói chung
2 câu trả lời
* Đối với Việt Nam
- Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin àm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.
- Những thành tựu trong công cuộc đổi mới đất nước của nhân dân ta có được là do sự nghiệp đổi mới được dẫn dắt và soi sáng bởi chủ nghĩa Mác – Lê-nin; là do Đảng ta luôn trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin trong thực tiễn cách mạng.
- Chủ nghĩa Mác – Lê-nin đã từng được hình thành và phát triển từ nhiều tiền đề, điều kiện nhất định. Trong bối cảnh lịch sử mới, những điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, tư tưởng của đất nước và thế giới đương đại vừa đòi hỏi, vừa tạo điều kiện cho sự phát triển mới của chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Để chủ nghĩa Mác – Lê-nin thực sự là học thuyết cách mạng, khoa học, chỉ dẫn cho nhân loại đi đến tương lai XHCN, dẫn đường cho sự nghiệp đổi mới nước ta tiếp tục phát triển, vấn đề quan trọng đặt ra hiện nay là từ những thành công và thất bại của CNXH hiện thực, cần nghiêm túc phân tích, rút ra những bài học kinh nghiệm, những vấn đề lý luận, tiếp tục bổ sung, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, thực hiện thắng lợi những mục tiêu của CNXH.
* Đối với thế giới
- Chủ nghĩa Mác – Lê-nin do C. Mác, F. Ăng-ghen và V. Lê-nin sáng lập trên cơ sở kế thừa chọn lọc những thành tựu khoa học, giá trị tư tưởng và văn hoá nhân loại.
- Lý luận của các ông là một hệ thống các quan điểm và phương pháp luận khoa học dựa trên nghiên cứu lịch sử nhân loại và hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa. Mục tiêu của lý luận đó là giải phóng con người, giải phóng xã hội, đem lại cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc cho tất cả mọi người. Giá trị tư tưởng vượt thời đại của Mác - Ăng-ghen không chỉ là lý luận về cách mạng vô sản mà còn là phương pháp luận duy vật biện chứng và nhận thức từ chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Đó là phương pháp xem xét sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng (bao gồm cả lịch sử, xã hội) là phải đặt trong mối quan hệ tương tác và đấu tranh giữa hai mặt đối lập; xem xét mối quan hệ tương tác giữa hạ tầng cơ sở với kiến trúc thượng tầng xã hội.
- Kế thừa tư tưởng của Mác - Ăng-ghen, Lê-nin đã phát triển toàn diện lý luận cách mạng đó trong thời đại đế quốc chủ nghĩa; làm sâu sắc thêm lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng nhà nước ở một quốc gia chưa kinh qua chủ nghĩa tư bản. Lê-nin khẳng định rằng: các dân tộc bị áp bức có thể và cần phải đứng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc,… và “để chiến thắng hoàn toàn chủ nghĩa tư bản,… thì phải thực hiện sự liên minh, thống nhất của giai cấp vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới”.