TỰ LUYỆN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Không bao giờ có hai cái lá giống nhau hoàn toàn, tài năng bẩm sinh của chúng ta cũng vậy, không bao giờ giống nhau. Nếu bạn xuất sắc ở mặt này thì mặt khác sẽ kém cỏi. Tốt nhất bạn hãy tập trung trí tuệ phát triển ưu thế, tiềm năng, tìm kiếm hướng phát triển phù hợp nhất. Như vậy, mới có nhiều cơ hội thành công. Có thể bạn không thi được đại học danh tiếng, nhưng điều đó không có nghĩa bạn kém hơn so với những sinh viên theo học ở đó. Chỉ cần bạn muốn, biết rèn giũa điểm mạnh của mình, thì bạn cũng giỏi giang, thậm chí còn hơn họ. Có tâm lý đúng đắn, đừng có mải mê thán phục người khác mà làm nhỡ cả đời mình. Trong cuộc đời, bạn tìm được điểm mạnh của mình cũng là tìm được cánh cửa đi đến thành công. Chọn được mục tiêu xong phải bắt tay hành động ngay, như vậy lựa chọn mới biến thành hiện thực. Nếu bạn là cá thì hãy ra biển cả bơi lội tung tăng, nếu bạn là chim thì hãy cất cánh bay vào trời xanh. (Trích Giáo dục thành công theo kiểu Havard, Tập một, Thủy Trung Ngư, Vương Nghệ Lộ, NXB Lao động, 2018, tr.231) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Theo đoạn trích, mỗi người cần làm gì để có nhiều cơ hội thành công? Câu 3. Anh/ Chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Nếu bạn là cá thì hãy ra biển cả bơi lội tung tăng, nếu bạn là chim thì hãy cất cánh bay vào trời xanh”? Câu 4. Lời khuyên “đừng có mải mê thán phục người khác mà làm nhỡ cả đời mình” có ý nghĩa gì với anh/chị? Vì sao?

1 câu trả lời

Câu 1

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận.

Câu 2.

- Câu nói: “Không bao giờ có ai giống bạn” được hiểu:

+ Bản thân chúng ta là một bản thể độc lập và duy nhất, không ai có thể giống như mình, hay bắt chước để giống như mình từ suy nghĩ đến hành động, cách nói năng hay ngoại hình...

+ Qua đó, tác giả muốn chúng ta phải biết trân trọng bản thân.

Câu 3. 

- Các câu hỏi tu từ: Bạn làm gì khi bước vào thế giới cần những người thể hiện vượt trội trong cuộc sống từ trước đến giờ? Bạn đã bộc lộ hết mọi khả năng tiềm ẩn chưa? Bạn đã tiết lộ con người chân thật của mình chưa? Bạn có là chính mình?

+ Hiệu quả của hàng loạt các câu hỏi tu từ được tác giả sử dụng nhằm tạo giọng điệu suy tư, trăn trở về việc chúng ta sống còn giấu mình, chưa bộc lộ, chưa phát huy hết khả năng sẵn có trong con người thực sự của chính mình.

+ Thông qua đó, tác giả nhắc nhở chúng ta, đặc biệt là giới trẻ sống phải biết phát huy năng lực, cống hiến hết mình, thể hiện bản thân sao cho xứng đáng.

Câu 4. Câu nói: “Thà chấp nhận rủi ro phải gánh chịu một nữa những chuyện xấu mà ta từng dự đoán trước, còn hơn giữ mãi sự vô danh hèn nhát vì sợ những điều có thể xảy ra", gợi suy nghĩ:

- Khi ta xác định “sống là chính mình" hoặc thay đổi cuộc sống, công việc, mục tiêu hiện tại thì sẽ có những khó khăn, những trở ngại vì phải thích nghi với những điều mới, làm quen với những điều mà ta chưa từng trải qua. Nhưng:

+ “Thà chấp nhận rủi ro phải gánh chịu một nửa những chuyện xấu mà ta từng dự đoán trước”; có nghĩa là chúng ta chấp nhận những khó khăn, những rủi ro thất bại, những vấp ngã để cho ta kinh nghiệm, để giúp ta trưởng thành còn hơn là đứng yên một chỗ không chịu thay đổi. Những rủi ro, những chuyện xấu mà ta gánh chịu có thể là một nửa hoặc thậm chí thất bại hoàn toàn, thì ít nhất cũng cho ta những bài học, Điều đáng quý hơn cả là ta dám chấp nhận rủi ro mà hành động.

+ “Giữ mãi sự vô danh hèn nhát vì sợ những điều có thể xảy ra”; “những điều có thể xảy ra" ở đây chính là rủi ro, những khó khăn thất bại, những trở ngại, “Giữ mãi sự tố danh hèn nhát” là chúng ta không dám thay đổi, không dám vượt qua mặc cảm của bản thân, không dám sống là chính mình, không tự tin phát huy khả năng tiềm ẩn, không dám tiết lộ con người chân thật của mình.

.-.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm