“Tư duy bó đũa” là một kiểu tư duy cào bằng, không coi trọng giá trị của từng cá nhân. Thử hình dung một xã hội mà ai cũng giống ai, như những chiếc đũa giống hệt nhau từ chất liệu đến màu sắc, kích thước như chui ra từ một khuôn. Ấy là chưa kể giờ phổ biến loại đũa dùng một lần xong thì vứt bỏ. Ngay cả đũa ngà đũa bạc mà vua chúa thường dùng cũng chỉ quý vì là đồ dùng của bậc vua chúa, chứ hẳn không phải vì giá trị “làm đũa” của nó. “Tư duy bó đũa” biết đâu có thể là sự đánh lừa chính mình. Làm gì có sức mạnh của cả bó đũa, vì dù đứng chung trong một ống đũa hay được buộc thành một bó, đũa vẫn chỉ là những chiếc đơn lẻ, dễ dàng bị tách khỏi cả bó. Một người thần kinh bình thường chẳng ai cầm cả bó đũa mà bẻ, kẻ tà tâm sẽ bẻ từng chiếc, từng chiếc đến hết cả bó vì những chiếc đũa tự nó không có chất kết dính để tự gắn chặt vào nhau, hoặc nguy hiểm hơn, quăng cả bó vào đống lửa. Đũa thì cứ là đũa, đừng cố gắng đua chen làm cột. Nhưng hãy thật cứng cỏi để không ai có thể dễ dàng bẻ gãy dù chỉ là một chiếc đũa. Mỗi chiếc đũa cứng cỏi sẽ tạo nên sức mạnh của cả “bó đũa” chứ không phải là ngược lại. CÂU HỎI: Anh chị có đồng tình với quan điểm của tác giả trong câu: “Làm gì có sức mạnh của cả bó đũa, vì dù đứng chung trong một ống đũa hay được buộc thành một bó, đũa vẫn chỉ là những chiếc đơn lẻ, dễ dàng bị tách khỏi cả bó” không? Vì sao?
1 câu trả lời
Phương pháp: phân tích, lý giải
Cách giải:
- Đồng tình với quan điểm của tác giả: Trong thử thách, ta học hỏi được nhiều hơn lúc thành công.
- Vì: Trong quá trình thử thách ta sẽ được tôi luyện ý chí, niềm tin, sự dẻo dai,… để vươn tới mục tiêu mà mình theo đuổi. Tất cả sự tôi luyện đó chỉ có được khi ta trải qua thử thách còn khi đã thành công thì không còn nữa. Bởi vậy, trong thử thách con người sẽ học hỏi được nhiều hơn lúc thành công.
Câu hỏi trong lớp
Xem thêm