Từ đó so sánh con đường cố định của 3 loại thực vật C3 C4 Và cam

2 câu trả lời

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

- Giống:
*Đều có 3 giai đoạn là giai đoạn cố định CO2 , giai đoạn tái cố định CO2 và giai đoạn tái sinh chất nhận CO2.
* Pha sáng ở các nhóm thực vật đều giống nhau : là quá trình ôxi hóa H2O nhờ năng lượng ánh sáng → H+ + e- →ATP, NADPH và giải phóng O2. Gồm các pứ sau :
+ Phản ứng kích thích chất diệp lục bởi các photon
+ Phản ứng quang phân li nước nhờ năng lượng hấp thụ từ các photon
+ Phản ứng quang hóa hình thành ATP và NADPH
* Pha tối :
+ Xét thực vật C3 , C4 và CAM : đều có chu trình Canvin ( chu trình C3 )
- Khác :
+)Mỗi con đường thì có các tầng lớp thực vật đại diện khác nhau như : ở con đường C3 đại diện là hầu hết các loài thực vật ; ở con đường C4 đại diện là nhóm các thực vật ưa sáng sống ở các miền nhiệt đới , cận nhiệt đới ( ngô , cao lương, mía...); ở con đường CAM thì đại diện là các cây sống ở khu vực khô hạn , hoang mạc với đặc điểm là thân cây mọng nước ( xương rồng, thanh long..).
+) Chất nhận CO2 đầu tiên : = ở con đường C3 chất nhận CO2 đầu tiên là 1 hợp chất đường 5 cacbon ( RiDP_ribulozo- 1,5 - điphotphat)
= ở con đường C4 và CAM chất nhận CO2 đầu tiên là 1 hợp chất 3 cacbon PEP ( axit photphoenolpiruvic).
+) Sản phẩm ổn định đầu tiên : = ở con đường C3 sản phẩm ổn định đầu tiên là 1 hợp chất 3 cacbon APG .
= ở con đường C4 và CAM sản phẩm ổn định đầu tiên là các hợp chất 4 cacbon ( AOA và axit malic/ aspatic).
+) Tiến trình :- Về mặt không gian: = ở con đường C3 chỉ có một giai đoạn là chu trình Canvin xảy ra ở tế bào mô giậu.
= ở con đường C4 , giai đoạn cố định CO2 lần đầu diễn ra trong các tế bào mô giậu, giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin xảy ra trong các tế bào bao bó mạch
= ở con đường CAM cả 2 giai đoạn cố định CO2 đều xảy ra ở tế bào mô giậu
- Về mặt thời gian: = ở con đường C3 chu trình Canvin xảy ra vào ban ngày .
= ở con đường C4 thì 2 giai đoạn cũng đều xảy ra ban ngày .
= ở con đường CAM thì giai đoạn cố định CO2 lần đầu diễn ra vào ban đêm khi khí khổng mở, còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin diễn ra vào ban ngày lúc khí khổng đóng.

Giải thích các bước giải:

* Giống nhau:

- Trong pha sáng: cơ chế giống nhau

- Trong pha tối:

+ Đều thực hiện chu trình C3 (Canvin) tạo ra AlPG rồi hình thành:

      - C6H12O6 --> saccarozo, tinh bột

      -Axitamin, protein, lipit

+ Nguyên liệu của pha tối: CO2, ATP, NADPH

* Khác nhau trong pha tối: Bạn kẻ bảng so sánh theo các ý sau:

- Môi trường sống:

+ C3: Khí hậu ôn hòa, cường độ ánh sáng bình thường

+ C4: 1 số TV nhiệt đới, cận nhiệt đới, cường độ AS mạnh

+ CAM: TV thân mọng nước vùng khô hạn hoang mạc

- Đại diện:

+ C3: Rêu, cây gỗ lớn...

+ C4: mía, rau dền, ngô...

+ CAM: Thanh long, dứa, xương rồng

- Chất nhận CO2:

+ C3: Ribulozo - 1,5 - diphotphat

+ C4 và CAM: PEP (photphoenolpiruvat)

- Sản phẩm đầu tiên:

+ C3: APG

+ C4 và CAM: AOA (axit oxaloaxetic) hoặc axit malic.

- Tiến trình và thời gian:

+ C3: 1 giai đoạn là chu trình Canvin diễn ra vào ban ngày

+ C4: 2 gđ đều diễn ra vào ban ngày. Gđ1: cố định CO2 theo chu trình C4 và gđ 2: tái cố định CO2 theo chu trình Canvin.

+ CAM: Gđ 1: cố định CO2 theo CT C4 --> ban đêm và gđ2: tái cố định CO2 theo CT Canvin --> ban ngày.

- Không gian:

+ C3: Diễn ra ở tế bào mô giậu

+ C4: Gđ 1 ở TB mô giậu, gđ 2 ở TB bao bó mạch

+ CAM: 2 gđ ở TB mô giậu

- Loại lục lạp

+ C3: 1 loại

+ C4: 2 loại (ở TB mô giậu và bao bó mạch)

+ CAM: 1 loại

- Năng suất quang hợp:

+ C3: thấp

+ C4: cao

+ CAM: cao

Câu hỏi trong lớp Xem thêm