Trước cuộc khủng hoảng 1929-1933 tổng thống Mĩ Ru-Dơ-Ven đã có +) suy nghĩ gì? +) nói gì ? +) hành động gì? +) tác động hoặc hậu quả của hành động đó

2 câu trả lời

Về kinh tế: tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản, kéo lùi sức sản xuất hàng chục năm,…

- Về xã hội: hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân,…) rơi vào tình trạng đói khổ. Nạn thất nghiệp tăng, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ.

- Về chính trị: chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước (Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản) và phát động cuộc chiến tranh phân chia lại thế giới.

- Về quan hệ quốc tế: xuất hiện hai khối đế quốc đối lập nhau, nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Anh, Pháp , Mĩ tiến hành cải cách kinh tế

Đức, Italia, Nhật thiết lập hình thức thống trị mới ( chủ nghĩa phát xít ra đời )

=> Sự ra đời c̠ủa̠ hai khối đế quốc đối lập báo hiệu nguy cơ c̠ủa̠ cuộc chiến tranh thế giới mới.

- Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội, được gọi chung là Chính sách mới. Với các biện pháp:

+ Giải quyết  nạn thất nghiệp;

+ Phục hồi sự phát triển kinh tế thông qua các đạo luật về ngân hàng;

+ Phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp.

- Trong các đạo luật đó, Đạo luật Phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất. Đạo luật này quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.

=> Chính sách mới đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản của nước Mĩ trong cơn khủng hoảng nguy kịch. Nhà nước đã tăng cường vai trò của mình trong việc cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm việc làm mới, khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản. Chính vì thế, Ru-dơ-ven là người duy nhất trong lịch sử nước Mĩ trúng cử Tổng thống 4 nhiệm kì liên tiếp.



Câu hỏi trong lớp Xem thêm