2 câu trả lời
Trước những đe dọa từ tình trạng già hóa dân số, Trung Quốc đã nghiên cứu và thay đổi chính sách một con áp dụng từ cuối thập niên 70 của thế kỷ XX. Trung Quốc cần có thêm nhiều trẻ em để khắc phục tình trạng già hóa dân số, mất cân bằng giới tính và giảm sút lực lượng lao động. Trung Quốc bắt đầu thực hiện chính sách nới lỏng về quy định số con được sinh ra của các cặp vợ chồng. Chính sách một con – tên chính thức do Chính phủ Trung Quốc đặt là “Chính sách kế hoạch hóa gia đình” được bắt đầu thực hiện từ cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX. Mục tiêu đề ra khi thi hành chính sách này là giảm bớt các vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường, do lo ngại dân số tăng nhanh có thể làm cạn kiệt tài nguyên, gia tăng nghèo đói và đe dọa sự ổn định của xã hội.
– Năm 1979, chính sách một con được đưa vào áp dụng.– Năm 1982, chính sách một con được đưa vào Hiến pháp.– Năm 1984, cho phép các cặp vợ chồng ở nông thôn sinh con thứ hai nếu con thứ nhất là con gái, các cặp vợ chồng dân tộc thiểu số được phép sinh từ 3 – 4 con.– Năm 1997, cho phép các cặp vợ chồng sống ở thành thị, có thể có hai con nếu cả hai vợ chồng đều là con một.– Năm 2000, quy định về con thứ tiếp tục được nới lỏng. Các điều kiện phổ biến bao gồm: vợ chồng đều là con một, vợ hoặc chồng là người dân tộc thiểu số, vợ chồng trở về từ nước ngoài, các cặp vợ chồng có con đầu bị khuyết tật.– Cuối năm 2013, cho phép các cặp vợ chồng trên toàn quốc được sinh con thứ hai nếu cha hoặc mẹ là con một.*Trung quốc đã giảm tỉ lệ dân số tự nhiên bằng cách sử dụng"Chính sách một con" – tên chính thức do Chính phủ Trung Quốc đặt là “Chính sách kế hoạch hóa gia đình” được bắt đầu thực hiện từ cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX.