Trong ý nghĩa văn chương tác giả hoài thanh có viết: văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có và luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có qua văm bản cuộc chia tay của những con búp bê hãy cm điều đó

2 câu trả lời

Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài” Đó là một trong những nhận định của Hoài Thanh về văn chương trong văn bản : ý nghĩa văn chương. Văn chương là cuội nguồn của cảm xúc, văn chương là thứ đã gắn bó rất lâu và có tầm ảnh hưởng của con người. Và để khẳng định được điều đó, tác giả đã đưa ra 1 nhận định rất đúng đắn về công dụng của nó là  : “văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có , luyện tình cảm ta sẵn có”Và câu phát biểu trên được thể hiện rõ ràng qua văn bản cuộc chia tay của những con búp bê

Vậy đầu tiên phải hiểu câu nhận định trên là như thế nào. Đầu tiên, định nghĩa khoa học về văn chương là một loại hình nghệ thuật sáng tạo và người nghệ sĩ trải qua quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc sáng tác những tác phẩm chân chính khơi gợi những cảm xúc chưa có trong lòng người đọc. Còn hiểu một cách đơn giản là văn chương là các tác phẩm văn học nói chung. Còn đối với tác giả hoài thanh mà nói , văn chương là hình ảnh của cuộc sống đa dạng và phong phú, phản ánh cuộc sống. Văn chương phản chiếu hình ảnh thời xa xưa, cho ta biết được cuộc sống của tổ tiên ông bà . Tóm lại , văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Nó gây cho ta những tình cảm ta không có hay nói cách khác nó sẽ tạo ra những khuôn bậc cảm xúc khác nhau mà ngoài đời chúng ta không hề có và luyện tình cảm ta có sẵn là luyện cho ta những tình cảm ta đã có, giúp tình cảm ấy trở nên sâu sắc hơn. Tóm lại, cả câu nhận định trên muốn nói rằng : văn chương sẽ tạo cho ta những khuôn bậc cảm xúc khác nhau và sẽ luyện những tình cảm của chúng ta trở nên rõ ràng hơn sâu sắc hơn và phong phú hơn

Vậy tại sao nói câu nhận định trên là hoàn toàn thuyết phục. Qua nhận định đó của Hoài Thanh, chúng ta có thể thấy văn chương là nơi con người được sống trong cảm xúc, được thấm thía những nỗi niềm theo từng cung bậc khác nhau. Và vì vậy, văn chương có sức hút mãnh liệt làm nảy nở, phát triển và nhân rộng cảm xúc con người. Từ khi ta được sinh ra, khi còn nhỏ ta không biết Bác Hồ là ai, chỉ được nghe qua bố mẹ kể nhưng khi đã đọc được những cuốn sách Bác Hồ, nó như phản lại một ánh hào quang của một lãnh tụ vĩ đại nhưng lại giản dị một cách lạ thường vào tâm trí với chúng ta. Nó khêu gợi được sự kính mến, khâm phục của chúng ta với Bác Hồ. Hay trong bài thơ Lượm chẳng hạn, dù có lẽ nhiều người không biết Lượm là ai nhưng chắc chắn sau khi đọc bài thơ trên, ai ai cũng sẽ biết về sự hi sinh anh dũng của chú bé liên lạc. Đó cũng là những đau thương, mất mát của dân tộc ta trong những năm tháng không thể nào quên ấy.Từ đó gợi ra trong lòng người đọc sự hạnh phúc, lời cảm ơn khi được sống trong hòa bình độc lập như ngày hôm nay. Tóm lại văn chương có một nguồn sức mạnh to lớn , nó tạo ra cho con người những cảm xúc khác nhau, muôn hình vạn trạng

 

Thứ hai , văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. Đó là điều đương nhiên vì văn chương là nơi gói gọn cảm xúc, nơi là cảm xúc thăng hoa. Khi

khám phá văn chương, những cảm xúc ấy như là những mồi lửa làm rực cháy những tình cảm ẩn sâu trong trái tim con người chúng ta. Như khi đọc bài cổng trường mở ra, ta thấy được sự trăn trở, những lời tâm tư của mẹ trước ngày khai trường của con, qua đó sẽ luyện được tình cảm yêu quý cha mẹ, quan tâm và luôn giữ chữ hiếu

Văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có và luyện cho ta tình cảm ta sẵn có. Và một trong những dẫn chứng làm nổi bật ý kiến trên là văn bản cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài . Đó là một câu chuyện đẫm nước mắt kể lại câu chuyện của hai anh em Thành và Thủy. Chỉ vì bố mẹ chia tay mà hai anh em phải chịu cảnh chia lìa, phải sống trong đau khổ và là một vết thương không bao giờ lành. Đó cũng là lời nhắc nhở với mỗi chúng ta cần bảo vệ tâm hồn trong sáng của những đứa trẻ. Qua câu chuyện trên, tác giả đã khêu ngợi được sự đồng cảm, thương xót trước số phận nghiệt ngã của hai anh em khi đã phải chia ly lúc còn nhỏ, mất hết sự yêu thương đầy đủ của cha mẹ.Ngoài ra đó là sự khiển trách với người mẹ sao vì ham muốn của bản thân mà làm cho hai đứa trẻ đang hạnh phúc bỗng trở nên đau khổ.  Ngoài ra, khi đọc câu chuyện trên, ta sẽ biết tôn trọng, bảo vệ tình cảm gia đình hơn, yêu thương cha mẹ, anh em và đoàn kết để bảo vệ thứ tình cảm thiêng liêng ấy. Đó là những tình cảm ta không có , là sự đồng cảm, thương xót trước hoàn cảnh hai anh em và là luyện cho ta tình cảm yêu cha mẹ, anh em

Như vậy, khi đến với văn chương, chúng ta sẽ được sống trong thế giới của tình cảm, một nơi tình cảm được gói gọn và cảm xúc một cách trọn vẹn: được cảm nhận những sự sung sướng, sự đau khổ, oán trách của con người cách ta hàng trăm năm, những hình ảnh của tổ tiên cách xa hàng nghìn thế kỉ . Như thế, ta sẽ biết sống đẹp hơn, biết trân trọng  cuộc sống mà ta đang có và hướng mình tới cái đẹp, cái thiện. Đó chính là giá trị của văn học.

Trong ý nghĩa văn chương tác giả hoài thanh có viết: văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có và luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có qua văm bản cuộc chia tay của những con búp bê hãy cm điều đó

Câu hỏi trong lớp Xem thêm