Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, nhân vật anh thanh niên đã từng chia sẻ: “…Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được ? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả thèm hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?” (SGK Ngữ văn 9 tập 1, trang 185) Câu 1 (1,0 điểm): Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”. Chương trình Ngữ văn 9 cũng có văn bản được sáng tác trong cùng thời kì với tác phẩm trên. Kể tên văn bản đó và ghi rõ tên tác giả. Câu 2 (0,5 điểm): Giải thích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm. Câu 3 (1,0 điểm): Tại sao anh thanh niên lại cho rằng : “Công việc của cháu gian khổ thế đấy” ? Hãy giới thiệu về công việc ấy của anh trong khoảng từ 2-3 câu.

2 câu trả lời

Chào em, em tham khảo gợi ý sau:

1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa": Sáng tác năm 1970, là kết quả của chuyến đi thực tế ở Lào Cai của tác giả; in trong tập truyện "Giữa trong xanh". 

Một văn bản sáng tác trong thời kì với tác phẩm trên: Văn bản "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận (thời kì miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội).

2. Ý nghĩa nhan đề:

- Nhan đề xuất hiện một địa danh nổi tiếng.

- Nhan đề sử dụng nghệ thuật đảo ngữ đưa tính từ lặng lẽ lên trước danh từ Sa Pa để nhấn mạnh tính chất của miền đất - một miền đất thanh bình, nên thơ, một chốn nghỉ dưỡng để thư giãn.

- Tính từ lặng lẽ còn để chỉ tới công việc của con người nơi đây. Họ đang âm thầm, lặng lẽ, cống hiến miệt mài cho quê hương.

- Nhan đề làm nổi bật chủ đề của tác phẩm: Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, vẫn có những con người âm thầm, bền bỉ làm việc cống hiến cho Tổ quốc.

3. Công việc của cháu gian khổ vì thời tiết khắc nghiệt nơi núi cao và phải làm việc cả ban đêm, xong việc trở vào không tài nào ngủ lại được là khó khăn không nhỏ.

Trong truyện "Lặng lẽ Sa Pa", nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật kí địa cầu. Cụ thể công việc là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có trách nhiệm cao. Nửa đêm, đúng giờ “ốp” thì dù có mưa lạnh, giá rét thế nào cũng phải trở dậy ra ngoài làm công việc theo quy định.

Câu `1`.

`-` Hoàn cảnh ra đời: 

`+` “Lặng lẽ Sa Pa” được sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai. Đây là một truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

`+`  In trong tập “Giữa trong xanh” (1972) của Nguyễn Thành Long.

`-` Văn bản được sáng tác trong cùng thời kì với tác phẩm trên: Đoàn thuyền đánh cá `-` Huy Cận

Câu `2`.

`-` Lặng lẽ Sa Pa, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi ít người đến, nhưng thật ra nó lại không lặng lẽ chút nào, bởi đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao.

`-` Trong cái không khí lặng im của Sa Pa, Sa Pa mà nhắc tới người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ, âm thầm cống hiến cho đất nước.

Câu `3`.

 Anh thanh niên làm công việc khí tượng kiêm vật lí địa cầu, sống 1 mình trên đỉnh núi yên sơn. Công việc của anh là đo mưa, đo nắng, đo chấn động,…. Dù công việc khó khăn nhưng anh vẫn vượt lên và vui tươi sống: anh yêu công việc của mình, anh có những suy nghĩ sâu sắc về công việc và con người, anh có quan niệm về hạnh phúc rất đẹp.

`#Bii`

Câu hỏi trong lớp Xem thêm