Cho câu thơ sau: "Không có kính, ừ thì có bụi" Càu 1: Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo và cho biết đoạn thơ em vừa chép nằm trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? Tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Câu 2: Nét đặc sắc trong đoạn thơ em vừa chép là giọng điệu, ngôn ngữ và cấu trúc ngữ pháp. Hãy chỉ ra những câu thơ làm nên nét đặc sắc đó và cho biết tác dụng trong việc thể hiện nội dung của đoạn thơ. Câu 3: Phân tích đoạn thơ trên, một bạn đã viết câu văn sau: "Vậy là, với những câu thơ ngang tàng, khỏe khoắn, nhả thơ đã cho ta thấy thái độ ung dung hiên ngang, tâm hồn lạc quan trẻ trung của nhưng người lính lái xe Trưởng Sơn nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ oai hùng của dân tộc." Coi câu văn trên là câu cuối trong đoạn văn quy nạp, em hãy viết khoảng 10-12 câu để hoàn chỉnh đoạn văn. Trong đoạn văn có sử dụng 01 câu bị động, (gạch chân và chú thích rõ câu bị động)

1 câu trả lời

1. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo và cho biết đoạn thơ em vừa chép nằm trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? Tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

- 7 câu thơ tiếp theo là:

Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Ðã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

- Tác phẩm: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

- Tác giả: Phạm Tiến Duật

- Hoàn cảnh: Kháng chiến chống Mỹ

2. Nét đặc sắc trong đoạn thơ em vừa chép là giọng điệu, ngôn ngữ và cấu trúc ngữ pháp. Hãy chỉ ra những câu thơ làm nên nét đặc sắc đó và cho biết tác dụng trong việc thể hiện nội dung của đoạn thơ.

- Câu thơ sắc nét: Không có kính, ừ thì có bụi ; Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc : Không có kính ừ thì ướt áo ; Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

- Tác dụng: Thể hiện sự quyết tâm, cao độ bất chấp khó khăn, gian nan của các người chiến si Việt Nam.

3. Phân tích đoạn thơ trên, một bạn đã viết câu văn sau: “Vậy là, với những câu thơ ngang tàng, khỏe khoắn, nhà thơ đã cho ta thấy thái độ ung dung hiên ngang, tâm hồn lạc quan trẻ trung của những người lính lái xe Trường Sơn nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ oai hùng của dân tộc.” Coi câu văn trên là câu cuối trong đoạn văn quy nạp, em hãy viết khoảng 10 -12 câu để hoàn chỉnh đoạn văn.Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu bị động. (gạch chân và chú thích rõ câu bị động)

- Người lính nào cũng mang trong mình sự tâm huyết mặc kệ khó khăn gian khổ. Với hình ảnh dữ dội của chiến tranh là thái độ "ung dung" của người chiến sĩ lái xe. Một thái độ thật ngạo nghễ. Những cái nhìn khoáng đạt, nhìn thấp, nhìn thẳng, nhìn cao, nhìn xa. Họ chỉ thấy cái thuận lợi, cái được sinh ra từ việc xe không có kính.Họ được hòa mình vào cùng với thiên nhiên, được bay lên cùng với thiên nhiên, được tự do giao cảm, chiêm ngưỡng thế giới bên ngoài.Điều này được thể hiện ở nhịp thơ đều đặn, với việc vận dụng linh hoạt điệp ngữ “thấy” và phép liệt kê. Những câu thơ tả thực tới từng chi tiết, diễn tả cảm giác về tốc độ của những chiếc xe đang lao nhanh trên đường. Những hình ảnh gió, con đường, sao trời, cánh chim vừa thực vừa thơ, là cái thi vị nảy sinh trên những con đường bom rơi đạn nổ. Đặc biệt hình ảnh “Con đường chạy thẳng vào tim” là một khái quát đặc sắc của con đường trái tim. Đường Trường Sơn, con đường giải phóng miền Nam, chính là con đường của trái tim. . Đường Trường Sơn, con đường giải phóng miền Nam, chính là con đường của trái tim. "Phun tóc trắng" là cách nói dí dỏm, từ đó gợi lên hình ảnh con đường gian khổ. Trái ngược với nó, tinh thần người lính vẫn lạc quan "chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc". Vậy là,với những câu thơ ngang tàng,khỏe khoắn,nhà thơ đã cho ta thấy thái độ ung dung hiên ngang,tâm hồn lạc quan trẻ trung của những người lính lái xe Trường Sơn nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam nó chúng trọng cuộc kháng chiến chống Mĩ oai hùng của dân tộc.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm