Trong thời đại ngày nay, con người phải đối mặt với nhiều áp lực trong đời sống tinh thần. Liệu văn học có khả năng giúp con người hóa giải được những áp lực đó.
2 câu trả lời
Ngay từ thơủ xa xưa, con người dã biết dùng thơ văn để ghi lại những cảm xúc, những suy nghĩ trong lòng mình. Văn học ra đời như là một phương tiện để con người trút bầu tâm sự. Và cho đến ngày nay, giữa xa hội xô bồ, chật hẹp với bao lo toan, văn học lại chính là thứ "thần dược" có khả năng giúp con người hóa giải được những áp lực. Văn học ngay từ xưa, những câu ca dao chan chứa những tâm sự của con người. Đó là chùm ca dao than thân, về số phận lênh đênh của phụ nữ thời xưa. Và quả thật như Hồ Chí Minh từng nói Xã hội thế nào, văn nghệ thế ấy” . Hay 'văn học chính là ngươi thư kí trug thành của thời đại". Những biến động của lịch sử tác động đến đời sống con người đều được ghi lại trong văn học. Văn học là suối nguồn mát lành, là nơi để con người gột rửa bụi trần của cuộc sống để hướngt hiên, để thanh thản hơn "văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có thể có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”. Con người chẳng phải tìm kiến đâu xa hay những phương thức huyền bí nào, con người nên tìm đến văn học đẻ cho lòng mình được trải rộng. Nghệ thuật kiến con người biết đồng cảm, biết trân trọng cuộc sống. Hoài Thanh đã có những nhận xét thật xác đnags về văn chương: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có". Lời nhận định có ý nghĩa sâu sắc. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, tức là khẳng định các tác phẩm văn chương có khả năng khơi dậy những tình cảm, rung cảm đẹp đẽ cho mỗi người khi tiếp cận tác phẩm. Khôg những thế, văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, tức là khẳng định các tác phẩm văn chương có khả năng khơi dậy những tình cảm, rung cảm đẹp đẽ cho mỗi người khi tiếp cận tác phẩm. Văn học như một “màng lọc” lọc bỏ những bụi bặm, những xô bồ, nhốn nháo, xấu xa… đưa vào tâm hồn chúng ta những điều ngọt ngào và êm dịu nhất. Như vậy, phải khẳng định rằng có khả năng hóa giải những áp lực của con người trong xã hội hôm nay, nếu như người cầm bút có trách nhiệm, và người đọc thực sự đồng cảm với người sáng tạo.
văn học có khả năng hóa giải những áp lục đó, vì văn học như suối nguồn mát lành chảy vào tâm hồn, thanh lọc lòng người, xua tan những mệt mỏi, u uất, khổ đau và thù hận, tiếp thêm niềm tin để con người mạnh mẽ đối mặt với bão giông. Qua lời kể của những người đã kéo lê cuộc đời mình qua nhiều thập kỷ, chứng kiến bao biến động của xã hội và lòng người, tôi biết rằng thời mà tổ tiên tôi sống trước đây văn chương vẫn còn được giữ nguyên vị trí trong đời sống tinh thần của dân tộc. Khi thời cuộc đổi khác, giữa lúc khoa học phát triển mạnh mẽ, con người cùng lúc phải đối mặt với nhiều áp lực tinh thần, một câu hỏi đặt ra rằng: ánh sáng của văn chương có còn đủ diệu kỳ để xuyên thấu lòng người, văn học có còn đủ sức cảm hóa lòng người, “hóa giải” những áp lực của con người trước muôn nghìn vấn đề cần phải lo nghĩ.
Văn học vẫn là một hình thức nghệ thuật được ưa chuộng, vừa để bồi đắp tâm hồn con người, vừa mang tính giải trí, thư giản sau những bận bịu thường nhật. Những cây bút vẫn chuyên tâm sáng tác, vẫn hết mình mượn con chữ để trao truyền cảm xúc và tư tưởng nhân hậu tốt đẹp, thể hiện cảm xúc thẩm mĩ lan tỏa giữa cuộc đời. William Faukner đã từng nói: “Tiếng nói của các thi sĩ không cần chỉ là bia kỷ niệm ghi dấu con người, tiếng nói đó còn có thể là một trong những vật chống đỡ, những trụ cột giúp cho con người chịu đựng và chiến thắng”. Sứ mệnh văn chương là trụ cột tinh thần vững chải, là ánh sáng của hi vọng, niềm tin luôn rực sáng trong lòng người.