Trong quá trình tìm hiểu một hiện tượng vật lí, người ta thường phải thực hiện các hoạt động sau đây: a) Rút ra kết luận; b) Đưa ra dự đoán về tính chất của hiện tượng; c) Quan sát hiện tượng; d) Dùng thí nghiệm để kiểm tra dự đoán. Trong việc tìm hiểu tốc độ bay hơi của chất lỏng, người ta đã thực hiện các hoạt động trên theo thứ tự nào dưới đây? A. c, a, d, b. B. c, b, d, a. C. d, c, b, a. D. b, c, d, a. 2 Thang đo nhiệt độ được phân chia theo một quy tắc nhất định. Để chia độ trong thang nhiệt độ của nhiệt kế người ta dựa vào: A. Nhiệt độ nước đá đang tan và nhiệt độ nước sôi B. Nhiệt độ nước đá và nhiệt độ nước sôi C. Nhiệt độ nước đá và nhiệt độ hơi nước đang sôi D. Nhiệt độ nước đá đang tan và nhiệt độ hơi nước đang sôi 3 Câu nào sau đây nói về sự nóng chảy là không đúng? A. Khi đã bắt đầu nóng chảy, nếu không tiếp tục đun thì sự nóng chảy sẽ ngừng lại. B. Mỗi chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định. C. Trong khi đang nóng chảy, nhiệt độ không thay đổi. D. Trong khi đang nóng chảy, nhiệt độ tiếp tục tăng. 4 Phát biểu nào sau đây sai khi nói về sự nở vì nhiệt của chất rắn? A. Chất rắn giảm thể tích khi nhiệt độ lạnh đi. B. Chất rắn co dãn theo nhiệt độ. C. Mỗi chất rắn có một giới hạn nở vì nhiệt nhất định. D. Chất rắn tăng thể tích khi nhiệt độ thay đổi. 5 Kết luận nào sau đây không đúng khi nói về sự nở vì nhiệt của các chất? A. Các chất rắn, lỏng, khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. B. Chất khí co lại vì nhiệt nhiều nhất . C. Khí ôxi nở vì nhiệt nhiều hơn hơi nước sau khi tăng nhiệt độ của chúng thêm 50 C. D. Chất lỏng co lại vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. 6 Các khối hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông, hồ, bị ánh nắng mặt trời chiếu vào nên ……………….. và bay lên tạo thành mây Chọn cụm từ thích hợp dưới đây để điền vào chỗ trống của câu trên. A. nhẹ đi, nở ra, nóng lên. B. nhẹ đi, nóng lên, nở ra. C. nở ra, nóng lên, nhẹ đi. D. nóng lên, nở ra, nhẹ đi. 7 Một băng giấy bạc (gồm một mặt giấy và một mặt bạc) trong bao thuốc lá được hơ nóng trên ngọn lửa, quan sát thấy băng giấy bị cong. Chọn kết luận sai? A. Phía trong mặt cong là giấy vì bạc nở vì nhiệt nhiều hơn giấy. B. Phía trong mặt cong là bạc vì giấy nở vì nhiệt nhiều hơn bạc. C. Băng giấy có cấu tạo tương tự như băng kép. D. Giấy và bạc dãn nở vì nhiệt khác nhau nên băng giấy bị cong. 8 Cho đông đặc cùng một thể tích của 3 chất khác nhau : Đồng, Chì, Nước. Chất nào sau đây tăng thể tích? A. Nước và Đồng. B. Nước và Chì. C. Đồng và Chì. D. Nước. 9 Mối ghép hàn là một quá trình công nghệ ghép các chi tiết máy lại với nhau bằng cách nung phần tiếp giáp của chúng đến trạng thái chảy, sau khi nguội chỗ tiếp xúc sẽ không tách rời nhau. Quá trình hàn này liên quan đến hiện tượng nào sao đây? A. Sự nóng chảy và đông đặc. B. Sự nóng chảy. C. Sự đông đặc. D. Sự tăng giảm nhiệt độ. 10 Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự đông đặc? A. Tuyết rơi. B. Đúc tượng đồng. C. Làm đá trong tủ lạnh. D. Băng kép trong bàn là. 11 Sắp xếp nhiệt độ sôi của các chất rượu, nước, thủy ngân từ thấp tới cao? A. Rượu, thủy ngân, nước. B. Thủy ngân, nước, rượu. C. Nước, rượu, thủy ngân. D. Rượu, nước, thủy ngân. 12 Khi đun nóng một lượng nước trong bình thủy tinh, mực nước ban đầu hạ xuống rồi sau đó dâng lên. Phát biểu nào sau đây chính xác: A. Thể tích của nước ban đầu giảm sau đó tăng lên. B. Khối lượng riêng của nước ban đầu giảm sau đó tăng lên. C. Khối lượng riêng của nước tăng. D. Ban đầu bình nở ra, khối lượng riêng của nước hầu như không đổi. Sau đó khối lượng riêng của nước giảm. 13 Băng kép đang thẳng, nếu làm cho lạnh đi thì nó bị cong về phía thanh thép hay thanh đồng? Tại sao? A. Cong về phía thanh đồng vì đồng co vì nhiệt ít hơn thanh thép. B. Cong về phía thanh đồng vì đồng nở vì nhiệt nhiều hơn thanh thép. C. Cong về phía thanh đồng vì đồng co vì nhiệt nhiều hơn thanh thép. D. Cong về phía thanh thép vì đồng co vì nhiệt nhiều hơn thanh thép. 14 Khi đun nước, nếu nước đã sôi mà vẫn tiếp tục đun thì: A. Nhiệt độ của nước tiếp tục tăng trong suốt thời gian nước sôi. B. Nhiệt độ của nước tăng thêm trong một thời gian rồi dừng lại. C. Nhiệt độ của nước không tăng trong một thời gian rồi tiếp tục tăng. D. Nhiệt độ của nước không tăng trong suốt thời gian nước sôi. 15 Trường hợp nào sau đây không liên quan đến sự bay hơi ? A. Vào mùa đông, gội đầu xong nên sử dụng máy sấy tóc . B. Thả cục nước đá vào cốc nước chanh đường. C. Sử dụng cồn xát khuẩn tay thấy mát lạnh. D. Thả bèo hoa dâu không những tốt lúa mà còn chống được hạn.

2 câu trả lời

`1.C`

`2.D`

`3.D` 

`4.D`

`5.C`

`6.D`

`7.B`

`8.A`

`9.A`

`10.D`

`11.B`

`12.D`

`13.C`

`14.D`

`15.B` 

 

 

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

Câu 1:

C. d, c, b, a.

Câu 2:

D. Nhiệt độ nước đá đang tan và nhiệt độ hơi nước đang sôi

Câu 3:

D. Trong khi đang nóng chảy, nhiệt độ tiếp tục tăng. (Mỗi chất đều có nhiệt độ nóng chảy, đông đặc nhất định và khi chất ở nhiệt độ nóng chảy thì nhiệt độ ko bao giờ thay đổi)

Câu 4:

D. Chất rắn tăng thể tích khi nhiệt độ thay đổi. (khi laanhj đi chất rắn có co lại mà)

Câu 5:

C. Khí ôxi nở vì nhiệt nhiều hơn hơi nước sau khi tăng nhiệt độ của chúng thêm 50 C. (hơi nước cũng là ko khí)

Câu 6:

D. nóng lên, nở ra, nhẹ đi.

Câu 7:

B. Phía trong mặt cong là bạc vì giấy nở vì nhiệt nhiều hơn bạc. (bạc nở vì nhiệt nhìu hơn giấy mới đúng)

Câu 8:

A. Nước và Đồng. (Phần lớn các chất rắn khi nóng chảy có kèm theo sự tăng thể tích, còn khi đông đặc thì giảm thể tích. Tuy nhiên, một số ít chất như đồng, gang, nước thì khi đông đặc lại tăng thể tích. Vậy khi đông đặc thì đồng và nước tăng thể tích.)

Câu 9:

A. Sự nóng chảy và đông đặc. (vì đun nóng xong mới nguội)

Câu 10:

D. Băng kép trong bàn là. 

Câu 11:

B. Thủy ngân, nước, rượu.

Câu 12:

D. Ban đầu bình nở ra, khối lượng riêng của nước hầu như không đổi. Sau đó khối lượng riêng của nước giảm.

Câu 13:

C. Cong về phía thanh đồng vì đồng co vì nhiệt nhiều hơn thanh thép.

Câu 14:

D. Nhiệt độ của nước không tăng trong suốt thời gian nước sôi.

Câu 15:

B. Thả cục nước đá vào cốc nước chanh đường.