Trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu viết: “Mình đi, có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù Mình về, có nhớ chiến khu Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng, măng mai để già Mình đi, có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son Mình về, còn nhớ núi non Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh Mình đi, mình có nhớ mình Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”. Anh/ chị hãy phân tích tâm trạng của người dân Việt Bắc trong giờ phút chia tay với người cán bộ cách mạng về xuôi được tái hiện qua khổ thơ trên.
1 câu trả lời
Chào em, em tham khảo gợi ý:
* Hình ảnh con người Việt Bắc trong những hoài niệm xúc động về kháng chiến (câu 31 - 42)
Thấp thoáng hiện ra trong bức tranh rừng núi ở đoạn trên, ở đoạn thơ sau, người Việt Bắc đã trực tiếp xuất hiện qua những hoài niệm xúc động về cuộc sống sinh hoạt thời kháng chiến.
- Như để trả lời câu hỏi tha thiết của người dân Việt Bắc:“Mình đi có nhớ những ngày”, người ra đi đã khẳng định:“Ta đi ta nhớ những ngày”, và ngay sau đó là sự lý giải thấm thía, chân tình cho cội nguồn của nỗi nhớ: Họ đã từng bên nhau trong suốt “mười lăm năm ấy”, từ “khi kháng Nhật thuở Việt minh’” cho đến những năm tháng kháng chiến chống Pháp, đã từng chung vai sát cánh, đồng cam cộng khổ, đã từng chia sẻ với nhau bao đắng cay ngọt bùi, những ngày tháng ấy đã làm nên sự gắn bó, thấu hiểu và nghĩa tình. Xét cho cùng đó chính là nguyên nhân làm nên nỗi nhớ sâu đậm của người ra đi với người ở lại.
- Sau một chữ “thương” xót lòng, quá khứ đã hiện ra với cả gian truân và tình nghĩa: “Thương nhau chia củ sắn lùi”
Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”
“Sắn lùi”, “bát cơm sẻ nửa”, “chăn sui” là những hình ảnh cụ thể và chân thực cho thấy cuộc sống kháng chiến gian khổ và thiếu thốn vô cùng. Đối diện với người kháng chiến không chỉ có kẻ thù mà còn có cả cái đói, cái rét. Người dân Việt Bắc và bộ đội cán bộ kháng chiến đã cùng nhau vượt qua những khó khăn, thử thách, những thiếu thốn gian khổ bằng sức mạnh của tình yêu thương. Các động từ “sẻ”, “đắp cùng” đã đã thể hiện nghĩa tình cảm động giữa người dân Việt Bắc với những chiến sỹ kháng chiến. Tình thương, sự chia sẻ đã làm cho họ thấy ấm lòng và có thêm sức mạnh để chiến đấu và chiến thắng. Đó cũng là cội nguồn sâu xa nhất của nỗi nhớ và tình nghĩa thủy chung.
- Hình ảnh cuộc sống gian khổ đói nghèo và sự vất vả cực nhọc của người dân Việt Bắc trong những công việc thầm lặng hàng ngày góp phần phục vụ cách mạng và kháng chiến đã trở thành nỗi nhớ xót xa trong lòng người đi:
“Nhớ người mẹ nắng cháy lưng - Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
Câu thơ miêu tả hình ảnh cụ thể, quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Bắc: những người mẹ địu con cùng đi làm nương, làm rẫy. Hai thanh trắc liên tiếp trong cụm từ “nắng cháy” không chỉ gợi ra cả một vạt nương ngập nắng, gợi ra hình ảnh những tia nắng gay gắt, chói chang làm cháy rát lưng người, mà còn khiến câu thơ như nhói lên niềm thương xót. Câu thơ sau khắc họa công việc lao động vất vả, cơ cực của người mẹ Việt Bắc bởi ba động từ: “địu... lên... bẻ” , nhưng đổi lại kết quả chỉ là “từng bắp ngô” nhỏ nhoi, ít ỏi. Sự tương phản giữa công việc và kết quả cho thấy sự cực nhọc của con người, làm tăng thêm đồng thời cả nỗi xót thương và niềm cảm phục trong trái tim người ra đi.
- Người ra đi không chỉ nhớ những hình ảnh của cuộc sống đói nghèo hay những gian nan vất vả, cuộc sống thời kháng chiến còn hiện ra trong những kỷ niệm vui tươi, đẹp đẽ, thân thương. Nỗi nhớ hướng tới những “lớp học i tờ” - hình ảnh cảm động của phong trào bình dân học vụ xóa nạn mù chữ những ngày đầu kháng chiến; hình ảnh gợi tới những tiếng đánh vần ngọng nghịu, những nét chữ viết vụng về, những say mê háo hức của người dân khi được học con chữ của cách mạng, của Bác Hồ, những lớp học tranh thủ ngoài thời gian lao động chiến đấu: “Nhớ sao lớp học i tờ”. Nỗi nhớ còn hướng tới những đêm liên hoan đầm ấm giữa người dân Việt Bắc với cán bộ kháng chiến, với âm thanh tha thiết của tiếng “ca vang núi đèo'’”, với những náo nức của “đồng khuya đuốc sáng”:
“Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo”
Những hình tượng bình dị thân thuộc của cuộc sống nơi núi rừng như âm thanh của “tiếng mõ rừng chiều”, của tiếng “chày đêm nện cối”, của tiếng suối vẳng xa vời vợi., những âm thanh ấy vừa gợi cảm giác êm đềm, yên ả, vừa cho thấy tình cảm thắm thiết và nỗi nhớ nhung sâu đậm của người ra đi với cuộc sống và con người nơi chiến khu Việt Bắc.
Đoạn thơ mang giọng điệu trữ tình đằm thắm, vừa như những lời ru êm ái của ca dao, vừa mang âm hưởng ngọt ngào của những bản tình ca. Cả đoạn thơ là nỗi nhớ về bức tranh thiên nhiên Việt Bắc đẹp thơ mộng, về những sinh hoạt thương nhật trong cuộc sống, sự gắn bó thân thiết, tinh thần đồng cam cộng khổ giữa đồng bào Việt Bắc với bộ đội, cán bộ trong những năm tháng gian khổ thiếu thốn của kháng chiến. Cuộc sống kháng chiến đã hiện lên trong những kỷ niệm sâu sắc của những con người đã cùng nhau chia sẻ vui buồn, cùng nhau gánh vác nhiệm vụ chung, cùng nhau vượt qua những thử thách, vì vậy mà khi chia xa, tình nghĩa ngày càng sâu nặng, nỗi nhớ ngày càng tha thiết.