Trong bài thơ Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu hai lần miêu tả cảnh quân dân ta đánh Tây. Việt Bắc buổi đầu kháng chiến được miêu tả: “Nhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây Núi giăng thành lũy sắt dày Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù” Và Việt Bắc trong những ngày ra trận: “Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm tập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu sung bạn cùng mũ nan” Phân tích hình ảnh quân dân ta đánh Tây trong hai đoạn thơ trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của đoàn quân Việt Bắc.

2 câu trả lời

 ** Em tham khảo dàn ý và bài viết dưới đây nhé **

A. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Dẫn dắt vấn đề

 

B. Thân bài

1. Phân tích hình ảnh đoàn quân Việt Bắc đánh Tây qua hai đoạn thơ

- Đoàn quân Việt Bắc đánh Tây trong thế bị động giặc đến giặc lùng (đoạn thơ đầu)

+ Chiến khu Việt Bắc là căn cứ vững chắc, đầy nguy hiểm đối với quân thù.

+ Sức mạnh tổng hợp của thiên nhiên (địa lợi) và con người, tài trí của bộ đội ta.

+ Nghệ thuật: thể thơ lục bát, so sánh, nhân hóa, liệt kê những địa danh .

- Đoàn quân Việt Bắc chủ động tiến công đánh Tây (Đoạn thơ sau)

+ Con đường ra trận hào hùng, đầy khí thế

+ Đoàn quân ra trận đông đảo với ý chí quyết tâm cao

+ Nghệ thuật: so sánh, thậm xưng, hình ảnh thơ hoành tráng, chất sử thi ..

 

2. Nhận xét và lí giải sự thay đổi của đoàn quân Việt Bắc

- Đây là sự thay đổi tích cực, tiến bộ

+ Đoạn thơ thứ nhất, kháng chiến buổi đầu, nương náu nơi núi, rừng, bị giặc vây, giặc lùng … đầy khó khăn, nguy hiểm

+ Đoạn thơ thứ hai, kháng khiến lớn mạnh, ta chủ động về thế về lực lượng tiến công

→ kháng chiến chuyển từ thế bị động sang thế chủ động,

- Sự thay đổi này khẳng định lực lượng cách mạng, quân đội nhân dân Việt Nam lớn mạnh, trưởng thành từng ngày

- Sự thay đổi là niềm vui, tự hào về lực lượng kháng chiến và là bản hùng ca kháng chiến

 

C.Kết bài

- Đánh giá chung

- Suy nghĩ của bản thân

 

* Bài viết tham khảo 

  Tố Hữu được mệnh danh là ngọn cờ đầu của phong trào thơ cách mạng. Thơ ông là vũ khí để tuyên truyền, cổ động tinh thần chiến đấu cũng như nêu cao tình yêu và tinh thần yêu nước mãnh liệt. Mặc dù thơ ông viết về chính trị nhưng không hề khô khan, ngược lại rất tình cảm. Bài thơ "Việt Bắc" sáng tác sau khi chiến thắng thực dân Pháp, tác giả muốn gợi lại tình quân dân thắm thiết, ân tình và sâu nặng trong cuộc kháng chiến. Bài thơ được viết theo thể đối đáp càng gợi lên sự bình dị, ấm áp và than quen đến lạ lùng.
   Trong nỗi nhớ của người cán bộ về xuôi hiện về những ngày tháng gian khổ kháng chiến, cùng với thiên nhiên Việt Bắc cảnh vật nơi đây đã tạo ra một trận địa phức tạp. Đồng thời thể hiện niềm tự hào thầm kín của nhà thơ với chiến khu Việt Bắc với cuộc kháng chiến hào hùng. Hình ảnh bộ đội hành quân ra trận tái hiện không khí sôi nổi trong những ngày chiến dịch của cuộc kháng chiến, vừa gợi lên sự đông đảo, vừa gợi lên sức mạnh, khí thế hào hùng của đoàn quân ra trận. Câu thơ khắc họa hình ảnh đoàn quân đông đảo bước đi mạnh mẽ như những đợt sóng dân trào, đợt này nối tiếp đợt kia tưởng chừng kéo dài đến vô tận. Người lính thời chống Pháp đã trải qua biết bao nhiêu hi sinh gian khổ nhưng rất hùng tráng và đầy lạc quan. Câu thơ ngắt nhịp 4/4: "Ánh sao đầu súng / bạn cùng mũ nan" càng làm tăng thêm vẻ đẹp của người lính - một vẻ đẹp vừa mang tính lãng mạn vừa mang tính hiện thực sâu sắc.Hình ảnh "bạn cùng mũ nan": những người lính trong kháng chiến, giản dị, đơn sơ, mộc mạc nhưng chứa đựng một sức mạnh phi thương, mang trong mình một lí tưởng cao cả, đẹp đẽ, sẵn sàng cống hiến vì sự nghiệp chung.Đoàn quân ra mặt trận hùng tráng, mang cả sức mạnh của lòng yêu nước, của lí tưởng cách mạng, khát khao chiến đấu và chiến thắng quân thù. Qua câu thơ, giúp ta cảm nhận hình ảnh những đoàn quân đầy khí thế đang ngày đêm tiến về mặt trận. Mỗi bước đi của đoàn quân ra trận mang theo sức mạnh của lòng yêu nước, của lí tưởng cách mạng, khát khao chiến đấu và quyết tâm chiến thắng quân thù.
   
Trong những ngày đầu kháng chiến gian khỏ của giai đoạn cầm cự, phòng ngự, bộ đội phải dựa vào dân, dựa vào núi rừng Việt Bắc hiểm trở để đánh địch. Trước giờ khắc quyết định của lịch sử, không chỉ nhân dân mà cả núi rừng cùng đều vùng lên, chung sức đánh Tây. Với cuộc kháng chiến đầy gian lao của quân và dân Việt Bắc, núi rừng cũng trở nên có chí, có tình người, đã trở thành những người bạn, những người đồng đội, những chiến sĩ anh hùng của toàn quân. Chỉ với bốn câu thơ, chữ “rừng” và “núi” được lặp đi lặp lại đến năm lần, nó rải kín câu thơ, rải kín đất Việt Bắc tạo lên thế hiểm của trường thành của lũy thép vây bọc quân thù. Nhớ về lúc kháng chiến, khi giặc đánh giặc lùng, cũng là khi quân ta đang khó khăn xoay sở tình thế, ta biết địch mạnh hơn ta rất nhiều, nhưng trên trận địa quen thuộc nói là thua địch cũng không phải là dễ. Rừng cây núi đá “ta cùng” đánh Tây, bằng phép nhân hóa, rừng bạt ngàn cây, với núi bao la đá để rồi trên dưới một lòng cùng con người đánh đuổi quân xâm lược. Đồng thời thể hiện tình cảm giữa con người kháng chiến và thiên nhiên núi rừng Việt Bắc rất tha thiết, bao la.
Ở cặp lục bát thứ hai ta sẽ thấy rõ hơn công việc của thiên nhiên núi rừng Việt Bắc. Núi thì giăng thành lũy, rừng thì đảm nhận hai công việc. Như một người mẹ che chở cho con mình, rừng bao bọc cho bộ đội trước mặt kẻ thù cướp nước. Rừng trở nên kiên quyết đến dữ dằn cùng với việc vây quân thù để tiêu diệt, cái trùng trùng điệp điệp của rừng, cái khí thế hiên nagng kiêu hùng của những vách núi đã làm cho biết bao kẻ thù khiếp sợ và bất lực. Quả thật Việt Bắc đã trở thành “Địa linh nhân kiệt” kể từ đó. Qua đó càng làm sáng tỏ thêm nhận định: Việt Bắc là cái nôi của cách mạng dân tộc ta.
  Sự thay đổi tích cực, tiến bộ. Đoạn thơ thứ nhất, kháng chiến buổi đầu, nương náu nơi núi, rừng, bị giặc vây, giặc lùng … đầy khó khăn, nguy hiểm. Đoạn thơ thứ hai, kháng khiến lớn mạnh, ta chủ động về thế về lực lượng tiến công. Kháng chiến chuyển từ thế bị động sang thế chủ động, Sự thay đổi này khẳng định lực lượng cách mạng, quân đội nhân dân Việt Nam lớn mạnh, trưởng thành từng ngày. Sự thay đổi là niềm vui, tự hào về lực lượng kháng chiến và là bản hùng ca kháng chiến.
  Chỉ với hai đoạn thơ ngắn, Tố Hữu đã tái hiện được vẻ đẹp anh hùng của nhân dân, núi rừng Việt Bắc nói riêng và sức mạnh anh hùng của dân tộc Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chổng thực dân Pháp. Sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc chính là sức mạnh làm nên chiến thắng. Vì thế, đoạn thơ nói riêng, cả bài Việt Bắc nói chung mang âm hưởng sử thi khá đậm nét. Và đây cũng chính là một nét tiêu biếu của phong cách thơ TốHữu: vừa giàu chất lí tưởng vừa ngọt ngào tha thiết và thâm đẫm chất dân tộc.

I. Mở bài: - giới thiệu hai đoạn thơ, hai tác giả.

- dẫn dắt vấn đề cần bàn luận.

II. Thân bài :

1. Phân tích hình ảnh quân dân ta đánh tây trong đoạn Việt Bắc buổi đầu kháng chiến.

a. Nội đứng

- Quân dân trong sự đoàn kết, gắn bó chặt chẽ với nhau.

- sức mạnh thiên nhiên hòa hợp với sức mạnh quân dân.

b. Nghệ thuật.

- nhân hoá : " núi giăng " -> ....

- đối : rừng che >< rừng vây ....

2. Phân tích hình ảnh quân dân đánh tây ở Việt Bắc trong những ngày ra trận.

Câu thơ Những đường Việt Bắc của ta vang lên khỏe khoắn, hùng tráng, chứa chan niềm tự hào kiêu hãnh. Trăng ngả, trăng đường hướng về Việt Bắc, trăm nẻo đường từ Việt Bắc tỏa đi muôn nơi đều là “của ta”: Hai tiếng của ta giản dị mà vô cùng thiêng liêng. Chúng thể hiện rõ ý thức làm chủ của người kháng chiến đất nước mình cũng như niềm tự hào về sự bất khả xâm phạm của vùng căn cứ. Có sống trong những ngày kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ khó khăn, ta mới thấm thía niềm tự hào kiêu hãnh chống Pháp gian khổ khó khăn. Sau bao ngà tháng trong tình thế ngặt nghèo, phải phòng thủ ta đã vươn lên dành thế chủ động trong mọi mặt trận. Những con đường từng bị giặc chiếm đóng nay đã là của ta. Hình ảnh thơ Đêm đêm rầm rập như là đất rung đặc tả sự lớn mạnh nhanh chóng, vượt bậc và khí thế ra trận hào húng, ngất trời của đoàn quân và dân ta. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại chọn thời điểm ban đêm. Trong cuộc sống, đêm là lúc yên bình, tĩnh mịch, vạn vật đã chìm vào giấc ngủ say nông nhưng trong kháng chiến, đêm thường là điểm khởi đầu của những hoạt động, chiến dịch chuẩn bị cho ngày mai thắng lợi. Trong màn đêm bao la bao phủ, trùm khắm, đoàn quân của ta ra trận rầm rập như vũ bão khiến đất rung, trời lờ. Với những từ láy rắn rỏi, hình ảnh so sánh, phóng đại, nhịp thơ đanh, chắc kết hợp với những phụ âm rung, câu thơ bật lên âm hưởng khỏe khoắn hùng tráng góp phần tái hiện sống động cuộc diễu binh hùng vĩ. Có thể nói, tinh thần chiến đấu quả cảm, khí thế ra trận hào hùng của cha ông trong suốit bồn nghìn năm dựng nước, giữ nước đã sống dậy trong ngày tháng ra trận.

Chúng ta từng tự hào trước các tráng sĩ thời Trần mang tinh thần Sát Thát, về nghĩa quân Lam Sơn với sức mạnh Đánh một trận sạch không kình ngạc – Đánh hai trận tan tác chim muông. Và cho đến bây giờ, chúng ta lại càng tự hào về cuộc kháng chiến thần thánh của thời đại cách mạng:

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sáo đầu súng, bạn cùng mũ nan

Các từ tượng thanh và các từ tượng hình như rầm rập, điệp điệp, trùng trùng được sử dụng một cách tài tình, diễn rả chính xác khí thế tự tin, hồ hởi bao trùm cả dòng người đang ra trận với sức mạnh như dòng thác tuôn trào, không gì có thể cản bước nổi quân ta. Hình ảnh thơ ánh sao đầu súng đậm chất lãng mạn. Nơi đầu súng của người lính cụ Hồ người sánh ánh sao lí tưởng cách mạng, hòa bình của niềm tin chiến thắng. Hình ảnh ánh sao đầu súng gợi liên tƣởng đến hình ảnh đầu súng trăng treo trong bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu. Chỉ bằng một hình ảnh thơ, Tố Hữu đã tạc khắc chân dung của đoàn quân chủ lực bình dị mà cao cả.

3. So sánh:

a. Giống :

- Đều thể hiện sự đấu tranh mong muốn giành lại độc lập hoà bình cho dân tộc của quân và dân. khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam.

- đều bộc lộ sự đoàn kết gắn bó giữa quân và dân.

b. Khác nhau.

- Đ1: sự hòa hợp giữa quân dân và thiên nhiên.

- Đ2: sức mạnh của quân và dân làm rung chuyển đất trời.

4. Đánh giá, mở rộng.

III. Kết bài. Cảm nhận chung

Câu hỏi trong lớp Xem thêm