Trình bày và giải thích đặc điểm chế độ mua ở nước ta.
1 câu trả lời
Đặc điểm chế độ mưa của nước ta:
a. Tổng lượng mưa trung bình năm của nước ta khá lớn:
Nguyên nhân: Do nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, trong năm có gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ luân phiên, đặc biệt gió mùa mùa hạ thổi từ biển vào mang theo lượng mưa lớn. Mặt khác trên lãnh thổ nước ta cũng là nơi hoạt động mạnh của các frong và dải hội tụ nhiệt đới nên có lượng mưa lớn.
b. Lượng mưa phân bố không đều trên lãnh thổ.
- Lượng mưa trung bình năm dưới 800 - 1200mm phân bố ở Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Lượng mưa trung bình năm từ 1200 - 1600mm phân bố ở dọc song Tiền và sông Hậu, các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Cao Bằng, Bắc Giangm Bắc Ninh....
Nguyên nhân: Do địa hình khuất gió (Lạng Sơn, Cao Bằng...) hoặc hướng địa hình song song với hướng gió Tây Nam (cực Nam Trung Bộ).
- Lượng mưa trung bình năm từ 1600 - 2000 mm và từ 2000 - 2400mm: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ...
Nguyên nhân: Do nước ta nừm trong khu vực nhiệt đới gió mùa lại có biển bao bọc phía Đông, Nam và Tây Nam phần đất liền nước ta nên chịu tác động của biển, lượng mưa nhiều.
- Lượng mưa trung bình năm từ 2400 - 2800 mm và trên 2800 mm phân bố ở Hoàng Liên Sơn, Hà Giang, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, ven biển các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Quảng Ninh...
Nguyên nhân: Do địa hình cao và đón gió, đặc biệt là chế độ gió mùa mùa hạ và dải hội tụ nhiệt đới.
c. Chế độ mưa phân hóa theo mùa rõ rệt và khác nhau về thời gian mùa mưa giữa các địa phương.
- Vùng Bắc bộ, Tây Nguyên: Mùa mưa bắt đầu từ tháng V đến tháng X (mưa mùa hạ - thu). Nguyên nhân: do mùa hạ có gió mùa mùa hạ thổi từ biển vào mạng theo nhiều hơi nước gây mưa trên phần lớn lãnh thổ nước ta.
- Vùng DH miền Trung: có mùa mưa từ tháng VIII đến tháng I năm sau (mưa thu - đông).
Nguyên nhân:
+ Về mùa hạ: sườn khuất gió mùa Tây Nam (hoặc song song với hướng gió như ở Nam Trung Bộ) có mưa ít.
+ Về mùa thu - đông: do tác động của frong và dải hội tụ nhiệt đới và một phần do hoạt động mạnh của bão nên lượng mưa lớn, nhất là vùng duyên hải ở phía Bắc, còn phía Nam chịu tác động yếu nên có lượng mưa nhỏ.
- Sự tương phản 2 mùa mưa - khô rõ rệt nhất là ở Tây Nguyên và Nam Bộ do các vùng này ít chịu sự nhiễu loạn của thời tiết nên có một mùa khô sâu sắc, lượng mưa nhỏ.
Kết luận: Nước ta có lượng mưa dồi dào nhưng lại có sự phân hóa phức tạp cả về không gian và thời gian. Sự phân hóa không gian là do tác động của vị trí địa lí, địa hình. Sự phân hóa về thời gian là do sự tác động của gió mùa và vị trí các bộ phận lãnh thổ.
Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống:
a) Hoạt động sản xuất nông nghiệp:
- Thuận lợi: nền nhiệt cao, độ ẩm lớn, mưa nhiều tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp lúa nước, thâm canh tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi.
- Khó khăn:
+ Thời tiết thất thường (thiên tai mưa bão, lũ lụt, hạn hán, rét đậm rét hại…) gây khó khăn cho hoạt động canh tác, thời vụ, phòng chống thiên tai.
+ Độ ẩm lớn là môi trường thuận lợi cho dịch bệnh phát triển ảnh hưởng đến cây trồng vật nuôi.
b) Hoạt động sản xuất khác và đời sống:
- Thuận lợi: để phát triển các ngành kinh tế như lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch...đồng thời đẩy mạnh các hoạt động khai thác, xây dựng nhất là vào mùa khô.
- Khó khăn:
+ Hoạt động giao thông, du lịch, công nghiệp khai thác… chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông ngòi.
+ Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc thiết bị, nông sản.
+ Thiên tai bão lũ, nhạn hán gây tổn thất nặng nề tới mọi ngành sản xuất, về người và tài sản.
+ Các hoạt động thời tiết thất thường như dông, lốc, sương muối, rét hại… cũng ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.
+ Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.