Trình bày suy nghĩ về nguy hại của đạo đức giả qua câu nói: Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng

2 câu trả lời

Thầy giáo tôi đã có lần đọc câu thơ khuyết danh:

“Chợ Trời nhổn nháo phường ma quỷ,

Thật giả trăm đường rối trí ta!"

Đọc xong, đôi mắt thầy đăm chiêu. Hôm nay, bước vào phòng thi, tôi lại đối diện với vấn đề đạo đức giả: "Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng".

Một cách nói vừa so sánh vừa nhân hóa đầy ấn tượng. So sánh “đạo đức giả là một căn bệnh chết người" đã điểm mặt đạo đức giả thuộc tứ chứng nan y vô cùng nguy hiểm, đáng sợ! Nhân hóa đạo đức giả “luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng" để vạch trần bộ mặt xảo quyệt, quỷ quyệt của nó. Bộ mặt hào nhoáng là bộ mặt có vẻ đẹp bóng bảy bề ngoài, thường mang tính chất khoa trương. Nhờ bộ mặt hào nhoáng đó mà đạo đức giả mới đánh lừa được thiên hạ.

Dân gian thường nói: Kẻ đạo đức giả, tên đạo đức giả, lũ đạo đức giả,… để biểu thị thái độ khinh bỉ, ghê tởm. Kẻ đạo đức giả có vẻ hiền lành, tử tế, lời nói, cử chỉ, nét mặt… có vẻ tốt đẹp, nhưng bụng dạ vô cùng nham hiểm. Các câu tục ngữ sau đây đã vạch trần đạo đức giả, kẻ đạo đức giả: “Miệng thì than thớt nói cười/ Mà lòng nham hiểm giết người không dao": “Miệng nam mô bụng bồ dao găm"; v.v…

Đạo đức giả là một căn bệnh chết người vô cùng nguy hiểm nhưng lại được che đậy, lại luôn núp sau bộ mặt hào nhoáng. Vì thế, không chỉ một người mà là số đông người, không chỉ trong chốc lát mà nhiều năm tháng, đạo đức giả, kẻ đạo đức giả lại được cộng đồng ngộ nhận là bác ái, từ bi, là người nhân đức, tốt đẹp!

Dưới thời Pháp thuộc, bọn quan lại làm tay sai cho ông Tây bà đầm, chúng tham lam, độc ác, dâm ô, đồi trụy nhưng lại vênh vang tự đắc là “Quan phụ mẩu”, là “cha mẹ của dân”, là “đèn giời soi xét”. Những Tri phủ Tư Ân (Tắt đèn), Nghị Lại (Bước đường cùng), Nghị Hách (Giông tố),… là những nhàn vật điển hình về sự thối nát và đạo đức giả!

Hiện nay, có “một hộ phận khôn ạ nhỏ” viên chức, đảng viên sa đọa, tham nhũng bị nhân dân xa lánh, coi khinh. Ngoài miệng chúng hô hào mọi người phải sống trong sạch, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí côtĩiị vô tư, phải íỊần dân và vì dân,… Nhưng núp dưới bộ mặt hào nhoáng ấy là hành động đục khoét, ăn cắp tiền của, tài sản của Nhà nước, của nhân dân; chúng sống cực kì xa hoa, bê tha, trác táng. Có biết bao ông to bà lớn phải hầu tòa, bị xích tay đẩy vào nhà đá! Thật lắm chuyện bi hài về các quan tham khoe mẽ trước pháp đình là có nhiều huân chương, thành tích!

Đạo đức giả làm xói mòn đạo lí, làm tha hóa cán bộ đảng viên, làm mất lòng tin của quần chúng đối với Đảng và Nhà nước. Đạo đức giả đã phủ màn đen vào lòng người và xã hội, làm lẫn lộn tốt/xấu, hiền lành/'ác độc; tron í,' sạch/ tham lam. Nạn chạy chức, chạy quyền, ăn đất, mua bán bằng cấp, chạy khen thưởng, v.v… suy cho cùng là do vấn nạn đạo đức giả!

Tuổi trẻ chúng ta phải kiên quyết bài trừ tệ nạn đạo đức giả, xa lánh bọn đạo đức giả. Chúng ta phải biết học tập và noi gương những người tốt, những việc tốt quanh ta, phấn đấu trở thành một con người mới, một nhân cách văn hóa tốt đẹp.

Trong cuộc sống hiện đại, con người có nhiều điều kiện để phát triển và khẳng định vị trí của mình trong xã hội, tuy nhiên đi ngược với sự phát triển là thực trạng “giả” khi mà đến bất cứ đâu ta cũng bắt gặp cái giả, từ thực phẩm giả, thuốc giả, bằng cấp giả….ngay cả những chuẩn mực đạo đức cũng bị làm giả. “Đạo đức giả” không chỉ làm suy đồi những giá trị đạo đức của bản thân con người mà còn có thể kéo lùi sự phát triển của xã hội. Vì thói đạo đức giả thường ẩn nấp sau dáng vẻ tử tế, hào nhoáng nên rất khó nhận biết, bàn về vấn đề này có câu nói: “Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng”.

“Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng” là lời đánh giá về bản chất giả tạo của những kẻ luôn nhân danh đạo đức và khẳng định hậu quả khôn lường của thói đạo đức giả gây ra, đó là “căn bệnh chết người”.

“Đạo đức giả” là cách ứng xử giả tạo, đi ngược với những chuẩn mực đạo đức thông thường nhưng lại dùng vẻ bề ngoài đĩnh đạc, hào nhoáng để che đậy cái tiêu cực, thối nát của đạo đức thực bên trong. Trong thực tế, đạo đức giả được biểu hiện thông qua lối sống giả dối, lời nói thiếu thành thực nên nó có thể gây nguy hại như một căn bệnh chết người nhưng lại khó có thể nhận biết.

Đạo đức giả là thứ vô hình dưới mắt người, rất khó có thể nhận biết, chúng ta chỉ có thể nhận diện, đoán biết nó thông qua những lời nói và hành động. Đó là những người hay dùng lời nói hay ho, đẹp đẽ bên ngoài để che đậy ý nghĩ đen tối và tình cảm đê hèn bên trong, họ có thể đánh trống la làng những việc nhân nghĩa, đạo đức nhưng lại chẳng có lấy một chút chân thành, hành động thiết thực, mục đích chỉ là cho thiên hạ thấy để thể hiện mình.

Trên báo chí và các phương tiện truyền thông gần đây lan truyền câu chuyện cảm động về người cha bị bại não một mình bán kẹo cao su nuôi hai con, rồi người ta cũng không ngớt cảm thán trước tấm lòng hảo tâm của một “nhà từ thiện” lạ mặt. Trước ống kính của phóng viên, nhà thiện nguyện nọ trao cho người cha tội nghiệp kia một sấp tiền dày, bên ngoài là những đồng 500 000 đồng nhưng bên trong lại là những tờ tiền 50 000, 100 000 đồng. Trước điện thoại live stream trên facebook bà đã rơi nước mắt đầy thương tâm nhưng khi live stream kết thúc thì bà ta ngưng khóc và xem lại điện thoại xem mình diễn có đạt không. Đó chính là những biểu hiện giả dối của những kẻ đạo đức giả.

Những kẻ đạo đức giả dùng những hành động có vẻ tích cực để ngụy trang cho những động cơ xấu xa, đê tiện bên trong. Chúng ta vẫn thắc mắc không biết vì sao nhà “thiện nguyện” kia lại chấp nhận giúp đỡ người cha tội nghiệp kia dù không có lấy một chút chân thành, tự nguyện? Bởi chăng đó chỉ là hành động lăng xê, đánh bóng tên tuổi để phục vụ cho mục đích kinh doanh hay một mục đích thực dụng nào đó.“Chu Tử trị gia cách ngôn” có câu rằng: “Thiện dục nhân kiến, bất thị chân thiện”. Nghĩa là, làm thiện muốn người ta thấy, điều ấy không phải là chân thiện

Đạo đức giả là căn bệnh nguy hiểm có thể mang đến những hậu quả tiêu cực đối với bản thân con người cũng như xã hội. Trước hết, đối với cá nhân con người, sống giả dối có thể tự đánh mất đi nhân cách, những phẩm chất tốt đẹp cũng như niềm tin yêu của những người xung quanh dành cho mình. Đối với xã hội, thói đạo đức giả có thể làm lẫn lộn những giá trị đạo đức khiến cho xã hội quay cuồng với những giả dối bất phân, làm suy đồi những chuẩn mực, giá trị đạo đức quý giá.

Câu nói“Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng” đã cho chúng ta thấy được tầm nguy hại của thói đạo đức giả, từ đó đặt ra tầm quan trọng của việc tích cực rèn luyện, trau dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức.

Để cuộc sống của chúng ta thực sự ý nghĩa, bên cạnh việc trau dồi những giá trị đạo đức tốt đẹp, hoàn thiện nhân cách bản thân còn cần kiên quyết đấu tranh, lên án và vạch trần thói đạo đức giả.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân có đoạn: …Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không. Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được ? Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới” : - Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng… Tràng thở đánh phào một cái (…) Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời: - Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời ? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau”. Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đưa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?... (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2013,tr 28-29) Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó, rút ra nhận xét tấm lòng của nhà văn Kim Lân dành cho người nông dân.

2 lượt xem
1 đáp án
6 giờ trước