Trình bày phương pháp giải quyết mâu thuẫn bằng kết hợp các mặt đối lập.
2 câu trả lời
Mặt đối lập (opposites, contraires, противоположности - thực ra không chỉ là “mặt” như trong tiếng Việt, mà là đối lập, cái đối lập, sự đối lập) là các mặt, các thuộc tính, các khuynh hướng, các quá trình, các sự vật, hiện tượng... vốn có trong “cái thống nhất” (đối tượng được xem xét). Chúng là “sự phân đôi của cái thống nhất” nên tồn tại và vận động trong sự phụ thuộc lẫn nhau, theo chiều hướng trái ngược nhau và loại trừ lẫn nhau, tạo thành mâu thuẫn nội tại của sự vật; nhưng đồng thời lại thống nhất với nhau. Nghĩa là, được gọi là mặt đối lập bởi vì chúng chỉ tồn tại trong sự phụ thuộc lẫn nhau (mặt đối lập này không thể tồn tại mà không có mặt kia) và loại trừ lẫn nhau (sự vận động của chúng đối lập trực tiếp với nhau).
Trong thực tế, mâu thuẫn không chỉ là mối quan hệ giữa các mặt, các thuộc tính, các khuynh hướng đối lập của một đối tượng hoặc giữa các đối tượng (thuộc sự vật và hiện tượng), mà còn là mối quan hệ của đối tượng với chính nó. Nghĩa là mâu thuẫn còn là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tạo nên sự tự vận động của một đối tượng.
Khi sự đối lập chưa vận động tới trình độ cực đoan cần phải được giải quyết (mâu thuẫn chưa chín muồi), các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau phản ánh sự đấu tranh chưa thắng thế giữa cái mới với cái cũ. Tuy thế, triết học duy vật biện chứng nhấn mạnh, sự thống nhất của các mặt đối lập chỉ là tương đối, thể hiện sự ổn định tương đối, nhất thời của sự vật và hiện tượng. Sự đấu tranh của các mặt đối lập mới là tuyệt đối, thể hiện tính vô hạn của quá trình vận động và phát triển. Ph.Ăngghen viết: “Tính đồng nhất và tính khác biệt - tính tất yếu và tính ngẫu nhiên - nguyên nhân và kết quả - đó là những đối lập chủ yếu, những đối lập, nếu xét một cách riêng rẽ, thì sẽ chuyển hoá lẫn nhau”[7]. Khi nghiên cứu vấn đề này, V.I.Lênin viết: “Sự thống nhất (phù hợp, đồng nhất, tác dụng ngang nhau) của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối”[8]. Điều này phản ánh một thực tế là, trong thế giới này, chẳng có sự ổn định hay đứng im nào là vĩnh viễn tồn tại - “Vận động là một mâu thuẫn, là một sự thống nhất của các mâu thuẫn”[9].
Về vai trò động lực của mâu thuẫn trong sự vận động và phát triển
Mặc dù các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin không nói mâu thuẫn là động lực của phát triển, nhưng từ tinh thần của lý thuyết C.Mác, cũng một phần là từ tư tưởng coi mâu thuẫn là xung lực (Импульс) của Hêghen, mà các nhà triết học mácxít hậu thế đều coi mâu thuẫn là động lực của sự vận động và phát triển của thế giới nói chung, đặc biệt của sự vận động và phát triển xã hội. Nội dung này của lý luận mâu thuẫn đã gây tranh cãi không có hồi kết suốt từ cuối những năm 70 thế kỷ XX đến nay. Đều thừa nhận mâu thuẫn là động lực của phát triển, nhưng ở mỗi tác giả, cách giải thích và chi tiết biện luận thì luôn có sự khác nhau. Ngay trong các tài liệu giáo khoa việc lý giải cũng không thống nhất[17].
Một số tác giả cho rằng, mâu thuẫn tự nó không phải động lực của sự phát triển, việc con người can thiệp vào mâu thuẫn, tìm cách giải quyết nó mới là cái có ý nghĩa thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển. Mâu thuẫn nói chung chỉ là nguồn gốc của sự phát triển, vì nó giải thích nguyên nhân tận gốc của sự vận động. Còn động lực của sự phát triển chỉ có thể là việc giải quyết mâu thuẫn. Khi mâu thuẫn vận động đến một giai đoạn nhất định, xung lực của các mặt đối lập đạt đến trình độ “chín muồi” (Зрелости, Maturity), lúc đó mâu thuẫn mới có đủ điều kiện để được giải quyết. Giải quyết mâu thuẫn, thậm chí giải quyết mâu thuẫn theo đúng tinh thần của quy luật, nghĩa là được giải quyết kịp thời, triệt để, không khoan nhượng, mặt tích cực, đại diện cho sự tiến bộ thắng thế... khi đó mâu thuẫn mới đóng vai trò là nguồn gốc của sự phát triển. Không được giải quyết kịp thời, hay giải quyết mâu thuẫn để cho mặt tiêu cực thắng thế, mâu thuẫn sẽ gây thêm những hậu quả và hệ lụy cho sự vận động và phát triển của sự vật.
Một vài tác giả khác nữa coi mâu thuẫn có vai trò động lực của sự phát triển chỉ ở một trong những mặt, những khâu, những giai đoạn, những yếu tố... đại diện cho cái mới, cái tiến bộ của sự đấu tranh của các mặt đối lập. Chẳng hạn, động lực của sự phát triển chỉ thuộc về một trong hai mặt đối lập, hoặc chỉ ở giai đoạn mâu thuẫn chưa chín muồi, hoặc chỉ ở sự đấu tranh, chứ không phải ở sự thống nhất của các mặt đối lập...
Trong thực tế, mâu thuẫn không chỉ là mối quan hệ giữa các mặt, các thuộc tính, các khuynh hướng đối lập của một đối tượng hoặc giữa các đối tượng (thuộc sự vật và hiện tượng), mà còn là mối quan hệ của đối tượng với chính nó. Nghĩa là mâu thuẫn còn là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tạo nên sự tự vận động của một đối tượng.
Khi sự đối lập chưa vận động tới trình độ cực đoan cần phải được giải quyết (mâu thuẫn chưa chín muồi), các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau phản ánh sự đấu tranh chưa thắng thế giữa cái mới với cái cũ. Tuy thế, triết học duy vật biện chứng nhấn mạnh, sự thống nhất của các mặt đối lập chỉ là tương đối, thể hiện sự ổn định tương đối, nhất thời của sự vật và hiện tượng. Sự đấu tranh của các mặt đối lập mới là tuyệt đối, thể hiện tính vô hạn của quá trình vận động và phát triển. Ph.Ăngghen viết: “Tính đồng nhất và tính khác biệt - tính tất yếu và tính ngẫu nhiên - nguyên nhân và kết quả - đó là những đối lập chủ yếu, những đối lập, nếu xét một cách riêng rẽ, thì sẽ chuyển hoá lẫn nhau”[7]. Khi nghiên cứu vấn đề này, V.I.Lênin viết: “Sự thống nhất (phù hợp, đồng nhất, tác dụng ngang nhau) của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối”[8]. Điều này phản ánh một thực tế là, trong thế giới này, chẳng có sự ổn định hay đứng im nào là vĩnh viễn tồn tại - “Vận động là một mâu thuẫn, là một sự thống nhất của các mâu thuẫn”[9].
Về vai trò động lực của mâu thuẫn trong sự vận động và phát triển
Mặc dù các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin không nói mâu thuẫn là động lực của phát triển, nhưng từ tinh thần của lý thuyết C.Mác, cũng một phần là từ tư tưởng coi mâu thuẫn là xung lực (Импульс) của Hêghen, mà các nhà triết học mácxít hậu thế đều coi mâu thuẫn là động lực của sự vận động và phát triển của thế giới nói chung, đặc biệt của sự vận động và phát triển xã hội. Nội dung này của lý luận mâu thuẫn đã gây tranh cãi không có hồi kết suốt từ cuối những năm 70 thế kỷ XX đến nay. Đều thừa nhận mâu thuẫn là động lực của phát triển, nhưng ở mỗi tác giả, cách giải thích và chi tiết biện luận thì luôn có sự khác nhau. Ngay trong các tài liệu giáo khoa việc lý giải cũng không thống nhất[17].
Một số tác giả cho rằng, mâu thuẫn tự nó không phải động lực của sự phát triển, việc con người can thiệp vào mâu thuẫn, tìm cách giải quyết nó mới là cái có ý nghĩa thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển. Mâu thuẫn nói chung chỉ là nguồn gốc của sự phát triển, vì nó giải thích nguyên nhân tận gốc của sự vận động. Còn động lực của sự phát triển chỉ có thể là việc giải quyết mâu thuẫn. Khi mâu thuẫn vận động đến một giai đoạn nhất định, xung lực của các mặt đối lập đạt đến trình độ “chín muồi” (Зрелости, Maturity), lúc đó mâu thuẫn mới có đủ điều kiện để được giải quyết. Giải quyết mâu thuẫn, thậm chí giải quyết mâu thuẫn theo đúng tinh thần của quy luật, nghĩa là được giải quyết kịp thời, triệt để, không khoan nhượng, mặt tích cực, đại diện cho sự tiến bộ thắng thế... khi đó mâu thuẫn mới đóng vai trò là nguồn gốc của sự phát triển. Không được giải quyết kịp thời, hay giải quyết mâu thuẫn để cho mặt tiêu cực thắng thế, mâu thuẫn sẽ gây thêm những hậu quả và hệ lụy cho sự vận động và phát triển của sự vật.
Mik xin CTLHN và 5* ạ
CVhúc bạn học tốt >~<