trình bày cảm nhận của mình về “Không quân các nước ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng” trong tình hình hiện nay?giúp em với ạ em đang cần gấp kiểm tra 45 phút ạ ......... help me em sẽ vote 5 sao cảm tạ
1 câu trả lời
Khi dịch bệnh bùng phát, hợp tác đa phương của ASEAN gặp nhiều khó khăn khi biên giới các nước phải đóng cửa, hạn chế các chuyến bay đi lại. Theo thống kê của Ban Thư ký ASEAN, đến nay đã có hơn 200 cuộc họp buộc phải hoãn hoặc hủy. Trước tình hình đó, việc không thể tổ chức các hội nghị theo cách truyền thống đã khiến nước chủ nhà ASEAN phải có sự ứng biến sáng tạo. Đó là lý do Việt Nam đã quyết định và quyết tâm tổ chức thành công các hội nghị quan trọng của ASEAN theo phương pháp họp trực tuyến.
Ngày 14.4 vừa qua, Hội nghị cấp cao ASEAN đặc biệt và Hội nghị cấp cao ASEAN+3 đặc biệt (bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) về ứng phó với đại dịch Covid-19 đã diễn ra theo phương pháp mới. Đây được coi là sự kiện chưa từng có tiền lệ, khi lần đầu tiên trong lịch sử 50 năm của khu vực, một hội nghị cấp cao được tổ chức họp trực tuyến với sự tham gia của lãnh đạo 13 nước, Tổng Thư ký ASEAN và Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Ông Vũ Hồ, Vụ trưởng Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao đánh giá: “Nỗ lực này đặc biệt thể hiện vai trò tích cực, chủ động và trách nhiệm của Việt Nam”.
Theo ông Vũ Hồ, việc chuẩn bị 2 hội nghị cấp cao lần này đã được triển khai từ rất sớm, trước đó khoảng hai tuần. Trên thực tế đây là một công việc mới mẻ và khó khăn. Mặc dù nhận được sự ủng hộ, hoan nghênh cũng như sự hỗ trợ của tất cả các bên tham gia nhưng Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó nổi lên là những thách thức về kỹ thuật, thời điểm, sự bố trí thời gian để các lãnh đạo phát biểu, trao đổi về tất cả vấn đề cùng quan tâm. Khó khăn đầu tiên về mặt kỹ thuật là làm sao phối hợp được tất cả các khâu như: Ghi âm, ghi hình, phát hình trên đường truyền trực tuyến. Khó khăn thứ hai là cần bố trí được thời gian phù hợp bởi việc tổ chức hội nghị lần này sẽ diễn ra trên 4 - 5 múi giờ khác nhau. Do đó, việc sắp xếp thời gian phù hợp để lãnh đạo tất cả các nước cùng tham gia, cùng có ý kiến, cùng phát biểu... không hề đơn giản.
Một khó khăn nữa mà ông Vũ Hồ nhấn mạnh, đó là việc thực hiện các quy trình, thủ tục của ASEAN. Do hiện nay khu vực đang trong tình hình rất đặc biệt nên có nhiều quy trình, thủ tục của ASEAN phải được vận dụng theo hướng vừa bảo đảm nguyên tắc đoàn kết và nhất trí của ASEAN vừa bảo đảm tính hiệu quả của hội nghị.
Đánh giá về hai cuộc họp trực tuyến quan trọng vừa qua, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 cho rằng, họp trực tuyến không thể thay thế hoàn toàn phương thức họp truyền thống. Mặc dù vậy, trong hoàn cảnh hiện nay với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 và tình hình cấp bách, đây là hình thức tối ưu và cũng có thể coi như một đợt thử nghiệm về cách thức họp mới, có thể phát huy đối với một số cuộc họp của ASEAN trong tương lai. Ông Nguyễn Quốc Dũng khẳng định: “Thực tế là, các Hội nghị Cấp cao theo hình thức trực tuyến vừa qua đã diễn ra rất thành công với hình ảnh và âm thanh rõ nét, đường truyền thông suốt. Mặc dù còn vài điểm có thể khắc phục để làm tốt hơn, tôi tin rằng đây là cách làm hiệu quả, thể hiện sự chủ động, linh hoạt của nước Chủ tịch và rất kịp thời, phù hợp với tình hình hiện nay.
Trước đó, mô hình trực tuyến cũng đã được Việt Nam thử nghiệm với những hội nghị quy mô nhỏ hơn. Chẳng hạn Hội nghị trực tuyến cấp Bộ trưởng ASEAN với Liên minh châu Âu (EU) đã được tổ chức ngày 20.3 để thảo luận các biện pháp trước mắt và lâu dài chống đại dịch Covid-19, đồng thời thúc đẩy thương mại và đầu tư khi đại dịch được ngăn chặn; Hội nghị trực tuyến đầu tiên của Nhóm công tác liên ngành trực thuộc Hội đồng Điều phối ASEAN về Ứng phó các tình huống y tế công cộng khẩn cấp diễn ra ngày 31.3 hay Hội nghị trực tuyến đầu tiên của Hội đồng điều phối ASEAN (ACC-25) diễn ra ngày 9.4. Tại đây, các nước ASEAN đã ủng hộ một số đề xuất của Việt Nam như thành lập kho dự phòng của khu vực về trang thiết bị y tế và nhu yếu phẩm để đáp ứng các yêu cầu khẩn cấp, xây dựng quy trình ứng phó chung của ASEAN trong các tình huống dịch bệnh, trên cơ sở các hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tổ chức diễn tập trực tuyến của Trung tâm Quân y ASEAN về ứng phó dịch bệnh…
chúc bạn học tốt:((