Trách nhiệm của sinh viên trong việc thực hiện quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay
2 câu trả lời
- Cố gắng học tập tốt để phát triển đất nước
- Giữ gìn những bản sắc, truyền thống, văn hóa tốt đẹp của dân tộc
- Phát triển và làm theo chính sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc
- Luôn nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho mình và cho đội ngũ cán bộ, đảng viên
Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc chung sống, trong đó dân tộc Kinh là dân tộc đa số, còn lại 53 dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 13,8% dân số của cả nước. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển cùng với tiến trình lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước tạo nên một dân tộc Việt Nam thống nhất.
Các dân tộc ở nước ta sinh sống gắn bó cùng nhau từ lâu đời, đã sớm có ý thức đoàn kết, giúp nhau trong chinh phục thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước. Sự đoàn kết gắn bó giữa các cộng đồng dân tộc đã tạo nên một quốc gia đa dân tộc bền vững, thống nhất. Ngày nay trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các dân tộc tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, tăng cường đoàn kết, nỗ lực phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Trong 53 dân tộc thiểu số, dân số giữa các nhóm dân tộc không đồng đều, có dân tộc với số dân trên một triệu người như Tày, Thái, Mường, Khmer. Nhưng lại có những dân tộc với dân số rất ít, đặc biệt là 5 dân tộc có dân số dưới 1.000 người: Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu và Ơ Đu. Tuy dân số có sự chênh lệch đáng kể, nhưng các dân tộc đều coi nhau như anh em một nhà, quý trọng thương yêu đùm bọc lẫn nhau, chung sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Nhìn chung, các dân tộc ở nước ta sống xen kẽ nhau, không có dân tộc thiểu số nào cư trú theo vùng lãnh thổ riêng. Yếu tố đó nói lên sự hoà hợp của cộng đồng các dân tộc đã có từ lâu đời và đã trở thành đặc điểm lịch sử, văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tính chất cư trú của các dân tộc đã tạo điều kiện thuận lợi để các dân tộc tăng cường hiểu biết lẫn nhau, đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển.
Phần lớn các dân tộc thiểu số cư trú ở miền núi, với địa bàn rộng lớn chiếm 3/4 diện tích cả nước, bao gồm 21 tỉnh miền núi, vùng cao; 23 tỉnh có miền núi và các tỉnh đồng bằng Nam bộ có đông dân tộc thiểu số. Đây là khu vực biên giới, phên dậu của Tổ quốc, là cửa ngõ thông thương với các nước láng giềng, có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng của đất nước. Miền núi nước ta có nguồn tài nguyên dồi dào, đa dạng, phong phú như đất, rừng, khoáng sản,.. với tiềm năng to lớn phát triển kinh tế. Miền núi là đầu nguồn các dòng sông lớn, có vai trò đặc biệt quan trọng về nguồn nước và môi trường sinh thái.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là những nguyên nhân do lịch sử để lại và do điều kiện địa lý, tự nhiên khắc nghiệt ở địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số, nên trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các dân tộc không đồng đều. Một số dân tộc đã phát triển kinh tế – xã hội tương đối cao, nhưng phần lớn các dân tộc thiểu số vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, có mức sống thấp, tỷ lệ đói nghèo cao, chậm phát triển hơn so với dân tộc đa số. Một số dân tộc vẫn còn trong tình trạng tự cung, tự cấp, du canh, du cư. Đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa nhìn chung gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển.
Tuy có sự khác nhau về quy mô dân số, về trình độ phát triển kinh tế – xã hội, nhưng mỗi dân tộc đều có văn hoá truyền thống riêng về ngôn ngữ, phong tục, tập quá, lễ hội, trang phục,… tạo nên bản sắc đặc trưng của từng dân tộc, góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hoá Việt Nam thống nhát. Trong quá trình giao lưu, hội nhập chung của đất nước, bản sắc văn hoá của các dân tộc đều được chú trọng bảo tồn và phát triển.